Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2010

DRAN XƯA



Bài viết của tác giả LamNguyen đã đăng trên diễn đàn danhim.net

Một lần dạo chơi trên Danhim.net,tình cờ dược biết có một số bạn trẻ muốn biết về Dran xưa. Chợt nghĩ,ừ nhỉ,sao mình không kể cho các bạn ấy nghe.Nghĩ thi nghĩ vậy,nhưng cứ phân vân,do dự mãi.Dễ chừng có hơn nửa năm sau mình mới quyết định.Bây giờ mời các bạn cùng tôi dạo quanh một vòng Dran Xưa nhé!
ĐÂU PHẢI DRAN XƯA BÉ TÍ TEO. Nếu bạn nghĩ Dran chỉ là một nhúm ba Khu phố lèo tèo thêm chín thôn lân cận thì đó là một nhầm lẫn lớn. Dran xưa rộng lắm. Để xem nên bắt đầu ntừ đâu. Thôi thế này nhé,mình cứ lấy cái vòng xoay ở ngã ba trước Café Lễ Ký làm diểm xuất phát, Nào,cùng đi về hướng tây…
Không biết tại sao,rõ ràng là một con đèo - đèo Dran – Thế mà xưa kia nókhông được gọi là đèo.Người ta chỉ gọi nnó là dốc – Dốc Hòn Bồ.
Dốc Hòn Bồ chạy theo hướng nhà thờ,lượn quanh ôm gần trọn một vòng Đồi Cam. Lại phải dừng ở đây một tí để tìm hiểu vì ssao gọi là đồi cam. Rất đơn giản vì nguyên quả đồi chỉ trồng toàn là cam. Giống cam rất ngon,phần nhiều dùng để chế biến thành công-phi-tuya (confiture) ngay tại trung tâm thị trấn. Đặc biệt ở chân đồi,khoảng từ sau chùa Giác Hoàng đến cua Lan Can có trồng xen kẻ mận. Giống mận vàng,trái có vị chua ngọt,tuy không ngon bằng mận Trại Hầm nhưng cũng đủ sức làm bọn học trò chúng tôi mê mẫn. Rời Đồi Cam ta đến Cua Đôi (còn gọi là cua Cánh Chỏ),qua Cầu Xéo rồi vượt Cầu Treo là ta đến Ac-broa-dê (Arbre Broýe)tức Tram Hành,cái tên nghe kỳ cục.
Nhắc đến Trạm Hành lại nhớ đến nhà thơ Pham Cao Hoàng (thầy giáo Pham Công –PGD Đức Trọng) lúc dạy học tại đây đã có bài thơ :”Mẹ ơi,con đang ở Trạm Hành” trong đó có những câu:
-Con đi qua rừng cao quá đỗi
-Con đi về rừng quá đỗi cao
-Núi cao đụng trời con đụng nỗi đìu hiu…

Nhắc đi nhắc lại từ “cao” để biết rằng Trạm Hành nằm ở độ cao xấp xỉ 1500m,hơn Dalat nhiều. Chính cái độ cao này cùng với cái rét cắt da quanh năm đã cho các cô gái nơi đây sở hữu một nước da mịn màng hồng thắm như thứ rượu hồng đào chưa uống mà say…(Chuyện kể them: Xưa,có một chàng trai Dran si tình mọt cô gái Trạm Hành. Chàng trai ngoại hình xấu xí nhưng hoạt bát đa tài,đặc biệt với ngón đàn violon. Còn cô gái vốn dòng hoàng tộc xinh đẹp dịu dàng. Chàng trai yêu đơn phương nhưng nhờ sinh hoạt chung một đoàn thể nên thường xuyên gặp mặt. Và,chàng trai quyết định cầu hôn,Một cuộc cầu hôn kỳ lạ. Cô gái thì chê là không xứng đôi vừa lứa,còn gia đình lại bảo thiếu hộ đối môn đăng. Thế nhưng chàng trai vẫn kiên trì. Được sự giúp sức của hai vị cao niên có nhiều uy tín,cứ thứ bảy hằng tuần,hai già một trẻ lội bộ từ Dran lên Trạm Hành để dạm vợ. Tuần qua tuần rồi tháng qua tháng,cuối cùng cô gái cũng xiêu lòng và gia đình cũng đòng ý. Thế là họ nên vợ nên chồng. Về sau,với bản lĩnh của mình chàng trai đã trở thành một “đại gia” cua Dran. Gọi là đại gia cũng không quá đáng bỡi cach đây hơn nửa thế kỷ mà ở biệt thự,đi xe con thì không phải ai cũng có. Và họ đã là một gia đình hạnh phúc).
Rời Trạm Hành ta đến Ân-Tray (Entre-Rays) là tên gọi xưa của Cầu Đât. Nói đến Cầu Đất là phải nói đến Sở Trà. Dân Cầu Đất một số ít buôn bán lẻ,còn hầu hết sống nhờ vào cái Sở Trà này. Trà Cầu Đất không ngon,chẳng mấy ai dùng. Nhưng ít ai biết rằng cái loại trà mà ai cũng chê ỏng chê eo đó đã dược đóng bao xuất khẩu để rồi sau khi được “cà,giũa,bôi keo” nó thay hình đổi dạng rồi ẩn mình trong chiếc hộp thiếc sang trọng mang nhản hiệu Tê-noa (Thé noir) tức trà đen. Lúc ra đi giá rẻ như bèo,khi trở lai bằng trăm lần giá xuất. Một ly Thé noir mà cho vào hai viên đường Hiệp Hòa,loại đường cat trắng tinh được nén thành viên hình hộp cở lóng tay cái đã trở thành thức uống cao cấp của giới trưởng giã.
Ra khỏi Cầu Đất,qua cầu Xui Giục chay them một quảng nữa là đến Bốt-kê (Bosquet) còn gọi là Trạm Bò. Phương tây tạm dừng tại đây vì đi thêm chút nữa là Trại Mát thuộc thành phố Dalat rồi.
Ngược xuống Đông thì sao?
(còn tiếp)

Vài hình ảnh về Dran xưa
Hình 1 : Cầu Dran xưa

Hình 2 : Thung Lũng Dran xưa

Hình 3 Phụ nữ dân tộc ít người

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét