Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2010

DRAN XƯA (tt)



Ngược xuống Đông thì sao?
Từ ngã ba di dọc theo dường Lê Lợi,các bạn nhìn thấy những dãy phố cũ nát hai bên,từ Lễ Ký đến Tân Mỹ,từ Tư Lén đến Café Tín,nói chung những ngôi nhà xây ấy đều có chung một sở hữu chủ người Pháp là ông A-vi-a (Aviat)`,kể cả khu xưởng cưa,kho lương thực,nhà thương cũ. Aviat chiếm lĩnh gần hết vùng trung tâm. Riêng chỗ Trung Dung xưa là Ret-tô-rân – Ba Dăng-xinh (Restorant-Bar dancing)phục vụ cho người Pháp. Chủ nhân của nó là một viên sĩ quan tên Lorette. Cả vùng đất đó cho đến dầu đường Hai Bà Trưng cho đến sau rạp hát là trại gia cầm của ông ta. Đi đến cuối đường Lê Lợi,bên trái là chợ Lạc Nghiệp. Chợ Lạc Nghiệp không phải là chợ Dran. Chợ Dran rất nhỏ nằm đối diện với rạp chiếu bóng tức khu đất trước nhà ông Bảy Nóc mà giờ người ta thường gọi là khu chợ cũ.
Sở dĩ tôi kể về chợ Lac Nghiệp vì nó có câu chuyện hay hay. Là người Dran chắc bạn từng nghe câu vè:
Chùa (của) ông Dậu
Chợ (của) ông Danh
Xã (của) ông Thành
Gỗ xăng (của) ông Phú
Người ta nói vạy có lẽ thuận miệng cho vui thôi vì thấy nhân vật này quá gắn bó với sự việc kia chứ chùa làm sao là của riêng ông Dậu? Xã đâu thể nào là của ông Thành? Gỗ Xăng thì chắc chắn của ông Phú rồi vì ông là doanh nhân mà. Riêng chỡ ông Danh thì cần xem lại. Tất nhiên chợ không thể nào là của ông Danh nhưng nhờ có ông nên mới có chợ. Ông được coi như là người hiến kế để ông Tou-Prong-Hiou hiến đất xây chợ. Hiến đất xây chợ vừa được danh vừa có lợi tại sao không hiến? Ông Tou-Prong-Hiou hiến diện tích đất vừa đủ xây ngôi chợ nhưng được phân lô bán nền diện tích chung quanh.
Có lẽ nên phác họa đôi nét về nhân vật này. Ong T.P.Hiou là một địa chủ thực sự. Gần hết cánh đồng K3 là của ông. Ông cũng là mạnh thường quân có nhiều đóng góp cho Dran. Gia đình Tou Prong cùng với gia đình Hán Đăng ở Diom là hai gia dình người Thượng nhưng sống theo phong cách Âu tây. Nhắc đến nhà Tou Prong chắc chắn là phải nhắc đến các cô gái xinh đẹp Tou Prong Nay Thương,Tou Prong Nay Sương,Tou Prong Nay Annette…
Thôi,mình qua cầu Dran nhé!
Chiếc cầu này dược xây xong năm 1922. Cầu hẹp,đó là cầu cũ. Còn cầu hiện nay duoc công binh xây lại sau tran lụt 1970. Từ đầu cầu xuống đén ngã ba Đường Mới gọi là xóm Đường Dầu chứ chưa có tên là Đường Mới Ngoài như bây giờ. Phía bên phải là một sân vận động cực lớn. Đây là nơi tổ chức các lễ hội hằng năm như đá bóng,đua ngựa,đua xe đạp,thi điền kinh v.v…(chuyện bên lề: Trong một cuộc thi chạy cự ly 3000m có một vận động viên mang áo số 7. Anh ta chạy mới 2/3 đường thì đuối sức nên xẹt vào trong bụi rậm bên lề nằm thở dốc. Thế là đất Lạc Thiện có một nhân vật mang chết tên Bảy Xẹt).
Chúng ta đi tiếp nhé. Hết quảng đường dầu đền ngã ba Đường Mới mình nên rẽ phải để vào thăm Thác Hòa Bình. Thác Hòa Bình rất đẹp,tuy không hùng vĩ nhưng rất đặc biệt khi ta lội ngược dòng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thác chồng lên thác. Mình nghỉ chân ở đây một lúc. Tại sao lại có tên chùa Bà Xám? Bà Xám là một phụ nữ Việt có chồng người Pháp – ông Houiller. Tứ thời bát tiết,mỗi khi ra đường ông luôn mặc bộ complet màu xám. Dân địa phương cứ gọi là ông Xám cho tiện,lâu ngày thành tên. Bà Xám là người mộ đạo,bỏ tiền ra xây dựng ngôi chùa này nên mới gọi là chùa Bà Xám. Chùa có tên là Giác Nguyên nhưng chẳng mấy ai dùng tên này. Ngày nay,chùa Giác Nguyên được sửa sang,xây dựng thêm đồ sộ hơn,rực rỡ hơn nhưng đã mất đi cái không gian yên tĩnh,trầm mặc trước kia mà mỗi khi ai có tâm sự gì buồn,cứ lên chùa ngồi trước cổng tam quan lắng nghe tiếng chuông chùa nhẹ rơi,mắt nhìn về dòng Danhim lượn lờ trọi thì bao phiền muộn đều tan bién.
Bạn sinh ở Lâm Tuyền? Thế bạn có biết Bàu Nước ở đâu không? Xin thưa,Bàu Nước chính là Lâm Tuyền đó. Cuối Lâm Tuyền mình xuóng dốc La-Se (Lachaise).Tên dốc Lachaise chỉ có tứ khi ông Lachaise về cư ngụ ơ đây. Trước kia nó được gọi là Dốc Am Bà. Ở đây cây cối um tùm,rậm rạp,đường sá vắng tanh hiếm thấy bóng người,cảnh vật cứ rờn rợn. Bọn chúng tôi mỗi lần đi ngang đây,đứa nào cũng lấy ngón tay cái bấm đầu ngón áp út làm ấn Kiết Tường để….đuổi ma!
Thế là mình đã đến Suối Cát tức Phú Thuận . Xin nhắc rằng , trước năm 1955 không hề có nhưng địa danh như Lâm Tuyền , Phú Thuận ….Sứoi Cát còn gọi là Eo Gió , nếu muốn cho Tây hơn cũng có thể gọi là Ben-lờ-vuy (Bellevue) . Bellevuecũng là tên nhà ga xe lửa và và cả của con đèo từ Dran xuống Krôngpha . Đèo Bellevue quanh co trên 25 km được đổi thành đèo Ngoạn mục cũng sát nghĩa vô cùng . Thả xuống dốc quảng chừgn 9 km ta đến Ac-brơ-xec (Arbre Sec) –Cây Khô . Bót gác Cây Khô là chốt chặn cuối cùng , mình phải quay lại vì nếu thò chân sang bên kia là dẫm phải lỗ mũi của Ninh Thuận rồi.
Về phương Nam có gì ?
Lên hướng Nhà Thờ đường hẹp và hơi thiếu vệ sinh . Xuống hướng cầu thì nhà cửa san sát nên từ café Lễ Ký đến cầu Lạc Thiện có thể coi là đoạn đường đẹp nhất . Hai bên đường toàn dã quỳ . Đêm đến , trên quãng đường này là nơi hẹn hò của các đôi bạn , họ sóng vai nhau tỉ tê trò chuyện , đi đến cầu Lạc Thiện thì quay lại . Chỉ thế thôi mà có lúc nó được gọi bằng cái tên thơ mộng “Con đường tình ta đi” .

Bạn có để ý không , phía bên trái khi đến gần cuầ Lạc Thiện có xóm nhà ga , đó là ga Càn Rang . Không , phải gọi cho đúng là ga Cần Răng . Có lẽ hai chữ Cần Răng đọc nghe thô thô , cưng cứng thế nào ấy nên người ta đọc trại thành Càn Rang . Lạc Thiện là lãnh địa của Ô-gia-ri (Osari) ngừời Pháp . Hội trường Lạc Thiện bây giờ, , xưa vốn là chuồng bò của Osari . Tơi cây số 2 tức Cua Đá . Đoạn đường này nhiều cây côi to cao rậm rạp , tán cây che phủ hai bên . Đây là nơi đêm đêm lũ cọp thường ra rình rập . Rủ nhau đi bắn chim mà vào đến đây được xem là “ghê gớm” lắm . Qua Lạc Xuân mình đến La-bui (Labuye) . Đây là vùng của người dân tộc nhưng có một hộ người Kinh là ông Xu Nghĩa . Nhắc đến ông Xu Nghĩa không phải vì ông là dưỡng phụ của bà Dương Thị Kiêm(Cô giáo Kiêm) mà vì ông đã trồng dâu và chế biến thành loại rượu dâu được nhiều người ưa thích . Rượu ông làm ra không bán ngay mà phải lữu giữ một thời gian lâu mới bán . Vì thế rượu rất ngon . Một ly rượu dâu cho thêm đá vào chắc chắn đó là một thức uống tuyệt vời .

HỌA ĐỒ DRAN XƯA
Vùng Lạc Viên , Lạc Lâm , Lạc Sơn chỉ xuất hiện sau cuộc di cư 1954 . Trước đó , vùng này chỉ lau lách , rừng rậm . Thạnh Mỹ ngày nay công sở tòa ngang dãy dọc , đường xá thênh thang ,
đèn đêm rực sáng nhưng các bạn có biết M’Lon mới là tên cúng cơm của Thạnh Mỹ đó . Người ta thường gọi là Lọn cho nó gọn . M’Lon là của người dân tộc thiểu số , lưa thưa vài mươi hộ người Kinh . Dân ở đây , muốn mua sắm thứ gì thì phải ra Dran , còn trẻ em nếu có điều kiện đi học phải kiếm nhà quen để ăn ở trọ . Qua Fimnom rồi đến Liên Khương , còn gọi là Liên Khàng , nếu rẻ phải chạy một mạch thì đến Cội Gia hay La Ba . Xứ La Ba cho ta một giống chuối rất ngon mà mãi cho đến bây giờ nó vẫn giữ được thương hiệu : chuối La Ba . Trong các siêu thị ở Sài Gòn hiện nay chuối LaBa bán cao giá hơn các giống chuối khác .
Còn nếu chạy thẳng ta sẽ đến Gougah (Phú Hội) vì vùng Tùng Nghĩa
chỉ xuất hiện sau 1954 , nơi phần đông người tộc Thái sinh sống . Thác Gougah là một danh thắng nằm trong tour du lịch của Đà Lạt . Rời Phú Hội chạy thêm non chục km là Đại Ninh , nơi vừa xây xong một đập thủy điiện khá đẹp , nghe đâu trong tương lai đây sẽ là một điểm dừng chân mới cho du khách bốn phương . Đến đầu cầu Đại Ninh xin stop . Phương Nam dừng tại đây .Các bạn thấy Dran xưa rộng lớn đấy chứ ! Cũng nói thêm để các bạn biết , Dran xưa thuộc vùng đất Hoàng Triều Cương Thổ (Domaine de la Couronne ) . Người ở nơi khác đên phải có người địa phương bảo lãnh . Còn người ở Dran muốn đi xa phải xin giấy “ Laissez-Passez” (giấy thông hành)

Khu nhà thương nhìn từ chùa Giác Hoàng


Chùa Giác Hoàng xưa

1 nhận xét: