Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2010

Dran xưa : -Trường Trung học Đơn Dương và Giáo sư Đại



Trước 1960 học xong bậc tiểu học,nếu muón đi học tiếp và gia đình có diều kiện các bạn phải di Dalat,Phanrang hoặc Saigon. Còn lựa chọn thứ hai,có thể phù hợp với kinh tế gia đình hơn,là học trường tư thục Bồ Đề hay trường Thiên Mẫu. Mình dừng một chút để tìm hiểu về trường Bồ Đề. Tiền thân cua trường Bồ Đề là Quan Âm Học Hiệu chỉ có đến lớp Ba tại chùa Giác Hoàng.
Đến 1958 sau khi mãn hạn tù từ Chí Hòa về,ông Vương Văn Dậu,một phật tử thuần thành phát tâm cho mượn nhà riêng của ông để làm trường. Nói là nhà riêng nhưng thực ra gia đình ông sống ở ngôi nhà tranh lùi về phía sau,cón ngôi nhà rộng rãi vách ván lợp tôn (nhà bà Bi đối diện nhà ông Sửu)được dùng làm thư viện Thiện Đạo,một thư viện của riêng ông nhưng ai muón vào xem cũng dược.
Lứa học sinh đệ thất (lớp 6) đầu tiên cùa trường Bồ Đề là Hoa Dậu (mẹ của Thy Dân),Huệ Thêm (mẹ của Khánh Linh,Thảo Linh). Còn lứa học sinh đầu tiên của Thiên Mẫu có Nguyễn Tường Lân (bố của Khoa,Quỳnh),Hoang Ngọc Nhất (bố của Khoa,Quân)…
Mãi đến năm học 1960-1961 Trường Trung Học Đơn Dương mới chính thức được thành lập.Gọi là trường cho ra vẻ chứ chỉ tuyển sinh một lớp Đệ thất với 50hs. Trường nhưng chưa có trường. Trường phải mượn một phòng học của trường Bồ Đề để làm nơi giang dạy (phòng bìa sát nhà ông Bảy Cháu).
Lứa hoc sinh đệ thất này có mặt Vương Ngọc Liên,Lâm Dung,Hồ Hương,Ngọc Hạnh…Bên nam thì có Ngô Đình Phúc,Vương Tấn Được,Nguyễn Tuấn Thành,Hòang Chính,Trương Văn Lượng….
Ở trên,tôi có nhắc đến giáo sư Đại. Các bạn cần biết, trước 75 những người giảng dạy cấp Trung học trở lên đều được gọi là giáo sư. Lúc bấy giờ giáo sư không phải là học hàm. Giao sư Đại,gọi đầy đủ là Đặng Đình Đại người Hà nội,dáng người cao ráo,thon thả có thể coi là “bô” trai. Điều này cũng là một cái cớ để bọn nữ sinh cứ chụm đầu rúc rích khiến thầy lắm phen đỏ mặt. Giáo sư Đại dạy tất cả các môn chính vì trường chỉ có một giáo sư. Trường còn có Bốn giáo sư hợp đồng để dạy các môn ngoại khóa. Sau này chỉ còn lại bà Phan Thị Hiệp (bà Thanh Huyền) tiếp tục dạy môn Nữ công Gia chánh.
Sang năm học thứ hai,trường có thêm lớp Đệ lục (lớp 7),bây giờ lại phải mượn thêm phòng học mới,đó là gian phòng rộng nhất của Đình Canrang,được sửa sang,che chắn lam lớp học. Trường cũng đón nhận thêm một số giáo sư mới,đó là các cô Ái Thanh,Diệu Thanh…Thầy Diêu Xương Thủ. Qua năm học thứ ba,thêm lớp Đệ ngũ (lớp 8) mới có ngôi trường đàng hoàng được xây dựng trên đồi cao (chùa Thầy Hướng). Trường Trung Học Đơn Dương chính thức chấm dứt kiếp ăn nhờ ở đậu. Vị Hiệu trưởng chính thức và đầu tiên của Trường TH Đơn Dương là thầy Lê Thành Phúc. Sau một thới gian,thầy Phúc chuyển về Dalat thì hiệu trưởng kế tiếp là thầy Phùng Quyên.
Ngẫm buồn cười,lúc bấy giờ người ta chọn xây trường trên đồi cao chỉ vì sợ…vỡ đập Danhim. Không biết,nếu vỡ đập dân toàn thị trấn trôi tuốt tuồn tuột thì cái đám bồ chao còn lại trên đồi sẽ sốg với ai nhỉ?
CÒN VUI CHƠI THẾ NÀO?
Dran xưa không có điện. Cái thứ ánh sáng kỳ diệu đó chỉ xuất hiện nam 1960 khi khởi công xây dập Danhim. Hầu hết sử dụng đèn dầu. Một số gia đình khá giả,các hiệu buôn thì dùng đèn măng-sông (manchon). Đèn manchon rất sáng nhưng khá hao dầu. Không có điện dẫn theo okhông có nhiều thứ lắm. Mức sống của người dân rất thấp,chẳng ai hơi đâu chú trọng đến đời sống tinh thần. Sách báo, ti-vi,cửa hàng giải trí hoàn toàn không nhưng chẳng vì thế mà cuộc sống của chúng tôi kém thú vị đâu,ngược lại là khác. Ban ngày,ngoài giờ học,phần thời gian còn lại là rủ nhau đi bắn chim,bơi lội. Có thể nói con sông Danhim khi chưa có đập,nước trong vắt,mát lạnh,bọn chúng tôi suốt ngày ngụp lặn,câu cá suốt từ La Bá cho đến Lạc Quảng. Thỉnh thoảng mấy tay Sửu,Lan mập chẳng biết moi đâu ra một quả mìn thì đi bắn cá. Vài tay lớn tuổi nhu7 Minh Châu,Phùng,Trình cũng tham gia. Bắn cá thích lắm. Gọi là bắn chứ thực ra chỉ ném quả mìn xuống nước,đợi một lúc sau tiếng nỗ vang lên,cá nỗi lên trắng xóa. Những chú cá hồng nhao đuôi đỏ nặng gần cả cân. Cái thứ hồng nhao này mà nấu chao thì…tuyệt cú mèo! Những đêm có trăng thì rủ nhau chơi u mọi, chạy bắt cứu tù…
Nhưng,cái trò chơi gay cấn,hấp dẫn nhất lại là…đánh lộn. Đừng vội tưởng là chúng tôi đánh nhau nhé. Đây là đánh lộn có tổ chức,hầu như đã đánh là trúng chứ chẳng lộn gì cả. Co lẽ,chịu ảnh hưởng của những giờ học sử,cái môn học mà phần đông các bạn cho là khô khan khó nuót,với chúng tôi,đó là tiết học mà chơi vô cùng thích thú. Gần như bài nào cũg vậy,tứ Cờ lau tập trận,Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm,Hưng Đạo chống Nguyên,Lê Lợi khởi nghĩa…Thầy tôi đều chế biến,biên tập thành những kịch ngắn. Bọn học trò chúng tôi được phân vai diễn. Được chuẩn bị trước,đứa nào cũng làm gươm dáo bằng tre nên lúc trình diễn cũng ra vẻ lắm. Rồi khong biết từ lúc nào,bọn chúng tôi căm thù bọn giặc Tàu,giặc Tây,và thế là…đánh lộn. Dran xưa chỉ có chừng ba,bốn thằng Tây con. Bọn chùng sợ chúng tôi như sợ cọp. Mỗi lần chạm mặt,chỉ cần hù dọa là chúng đã chạy vãi đái ra rồi. Thực ra,chúng tôi cũng không dám đánh tụi nó vì chúng là Tây mà,đụng vô mệt lắm. Riêng với bọn Tàu thì hơi chăm. Bọn này tổng cộng chừng mười mấy tên,nhưng dược cái chúng ở tập trung hai dãy phố chính,chỉ cần ới lên một tiếng là cả bọn tiếp cứu cho nhau nggay. Còn chúng tôi tuy đông nhưng ở rãi rác,có hẹn trước mới tập trung đông đủ được. Vì vậy cuộc chiến cứ cù cưa bất phân thắng bại. Ta thắng nhiều hơn địch nhưng cũng không hiếm đứa bị u đầu sứt trán. Đến một lúc,tự nhiên…giã từ vũ khí.
(còn tiếp)


Lễ khánh thành trường bồ đề

3 nhận xét:

  1. Tui la thay Tran van An, day Toan,Ly Hoa cac lop cap 3 thap nien 70
    kinh chao va tham tat ca,hoc sinh va dong nghiep,hien la Giao su,va khoa hoc gia,o hai ngoai.
    lien he:Tran van An,NASA,Grand PhD
    email:atranvax@yahoo.com

    Trả lờiXóa
  2. Visistor of school
    John Thien Tran,a PhD Candidate PhDc, Civil Enginering
    He is excellent in research,to take so many special project on the field Civil.
    tran.jt@gmail.com

    Trả lờiXóa
  3. NGHE NHAC
    Truong xua ban cu
    http://www.youtube.com/watch?v=Z-Fken-kMt8

    Trả lờiXóa