Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2010

Dran xưa : bà BÍCH LIÊN và triết lý "Hết "

Nói đến Bà Bích Liên không phải tôi nhắc dến cái “triết lý hết” của Bà. Câu kinh nhật tụng của Bà là: Vui hết hết vui.Buồn hét hết buồn. Đau hết hết đau. Khóc hết hết khóc`…Đó chỉ là câu nòi bình thường để chia sẻ cảm xúc nhưng ngẫm lại nó dã trở thành mmột triết lý sống. Cái gì khi đã đến mức cùng cực thì tự thân sẽ điều chỉnh. Thì bạn cứ thử khóc đi. Khóc hu hu,khóc tồ tồ,khóc thật tha thiết,thật thê thảm vào, Không ai dỗ dành,không ai can ngăn cũng chẳng ai giúp đỡ.Tư nhiên bạn nín bặt. Rồi bạn tự nghĩ sẽ làm một cái gì khác hơn là khóc…Nhưng nói như vậy không có nghĩa là tôi muón quảng bá cho cái triết lý trời ơi ấy mà tôi muốn nói nhỏ vào tai các bạn: Nhà bà Bích Liên có cái Ra-dô (Radio).
Ngày nay,nhà nào mà chẳng có Ti-vi,cát-xét (TV-Casssette),bạn nào mà chẳng có diện thoại di động,Ipod cho nên cái sự nghe nhìn chẳng đáng trân trọng là mấy,chứ còn cách đây trên 50 năm,khi mà công cụ nghe nhìn chỉ đếm trên đầu ngón tay thì có được một cái radio là “ác chiến” lắm. Đó là cái radio hiệu Phi-lip Hà-lan (Philippe Hollande) xài bằng bình ắc-quy,thương hiệu bảo đảm chất lượng. Âm thanh cực tốt. Mở đài Pháp-Á nghe giọng Thái Thanh tha thiết với những bài tình ca cùa Phạm Duy hoặc giọng hài hước của Trần Văn Trạch với nhạc phẩm “Hòa bình 48;Tai nạn chiếc Téléphone” thật thích thú vô cùng.(Mấy ai biết Trần Văn Trạch là em ruột GSTS Trần Van Khê)
LỄ LẠC HỘI HÈ
Nghỉ lễ sướng lắm,một năm không dưới 20 ngày nghí. Nghỉ mà chẳng phải học bù học biếc gì cả mới đã chứ. Trước 1954 ngưới ta chỉ quan tâm đén lễ Noel,lễ Phuc sinh,nhất là lễ Chánh chung 14/7 (lể Quốckhánh Pháp). Trong ngày đại lễ này,người ta tổ chức tài sân vận động nhiều trò chơi hấp dẫn như: Đập ấm,bịt mắt bắt vịt,phóng phi tiêu,ném lon nhưng lôi cuốn nhất là trò Leo cột mỡ. Một cái trụ tròn ccao độ 3m được bào nhẵn rồi bôi đầy mỡ,trên đầu cột kết một vòng tròn treo lủng lẳng nhiều món quà có giá trị,ai leo lên đến nơi cứ thoải mái lấy,nhưng chẳng dễ ăn chút nào…Từ 1955 về sau,những ngày lễ Phật Đản,Vu Lan và Tết Trung thu được nhiều người hưởng ứng,nhất là ngày Phật Đản,người ta nô nức về chùa. Không nhất thiét phải là phật tử,họ dến xem lễ rồi ăn uống tự do,miễn phí. Ăn xong,dạo chơi một lúc,trở vào ăn nữa cũng chã sao. Ăn chùa mà!
CẢI LƯƠNG VỀ LÀNG
Tụi bây ơi,đi coi cải lương…Tiếng gọi nhau ơi ới. Cứ năm,ba tháng lại có một đoàn cải lương đâu từ mãi miền Nam xa tít dạt về. Cả cái xóm quê cứ như sôi lên sùng sục. Đoàn hát trú ngay tại chợ. Hằng ngày,sau khi chợ tan,họ dùng tôn quây quanh che chắn lại biến chợ thành rạp hát. Ai cũng mong mau đến tối để xem,nhất là lũ nhỏ chúng tôi háo hức lắm! Buổi chiều,tầm bốn rưỡi,năm giờ,một chiếc xe ngựa chở một lô đào kép đã trang điểm diem dúa,y phục sặc sỡ chạy quanh một vòng thị trấn để quảng cáo. Tiếng trống,tiếng phèng la inh ỏi lôi cuốn sự chú ý của mọi người. Để được vào xem thì thứ nhất là được cha mẹ dẫn đi,mua vé trẻ em đàng hoàng.Thứ hai là đợi tuồng hát được một lúc thì tìm cách vạch lổ chi vào. Còn vào một cách quang minh chính đại như bọn tôi là phải đổi sức “lao động”của mình. Tức là đợi chiếc xe ngựa quảng cáo trở về,chúng tôi nhận chiếc trống rồi thay phiên nhau dánh cho đến lúc tuồng hát sắp mở màn. Bấy giờ,bốn thằng khệ nệ khiêng chiếc trống (mà một đứa vác cũng dược)vào cửa chính đàng hoàng. Cũng đôi khi đón hụt vì có bọn khác giành trước,bọn tôi cũng phải dùng hạ sách. Thật đúng là nhất quĩ nhì ma.
Tôi vừa đưa các bạn đi một vòng Dran xưa,kể ra cũng mướt mồ hôi đấy chứ! Dran xưa là thế đó. Cuộc sống thô mộc của Dran cứ nhẹ nhàng trôi…
LỜI NÓI THÊM;
- Trong bài,tôi có dùng nhiều cụm từ tiếng Pháp,xin dừng vội cho tôi là sính ngoại. Chẳng qua,thời bấy giờ ai cũng làm như thế,nói như thế. Tôi muốn dược giữ nguyên bản sắc của nó. Chẳng phải ngày nay,các bạn cũng luôn miệng: Yes yes No no. I am sorry đó sao?
- Bài viết hoàn toàn theo trí nhớ lại càng không mang chất sử liệu,tất nhiên có đôi chỗ thiếu chính xác. Vì vậy,nếu biết rõ hơn,bạn hoàn toàn có quyền tự sửa chữa hoặc góp ý. Hy vọng đã cung cấp được cho các bạn đôi điều về Dran xưa và nếu các bạn là người trong cuộc,tin rằng các bạn sẽ có dược những kỷ niệm xưa ùa về. Bằng không,thì nói như Nguyễn Du ::”Mua vui cũng được một vài trống canh”. Cám ơn,chào tạm biệt.

- LAM NGUYEN




Gia đình phật tử diễu hành Lễ Phật Đản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét