Để dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác,phương tiện tốt nhất là…đi bộ. Vâng,đi bộ là chính. Dran-Tram hành,Dran-Eo gió,Dran-M!Lon …đi bộ tất. Hàng hóa,rau củ được chở bằng xe bò,xe trâu. Riêng vùng Lạc xuân có được mấy chiếc xe ngựa,đặc biệt xe ngựa cùa ông Lân (ba của Hồng Minh Tâm) hoạt động rất tốt. Tại Dran có xe ngựacủa ông Hai Phách,chỉ một xe mà có đến ba con ngựa thay dổi. Nếu bạn dẻo miệng một chút,buổi trưa có thể cùng người nhà của ông cưỡi ngựa đi tắm,trông cứ như “cowboy” xứ viễn tây ấy chứ. Còn đi xa thì sao? Bạn biết không,cái quảng đường 36km Dran-Dalat đó,ngày nay các bạn chỉ cần leo lên Honda làm cái vèo mất chừng ba lăm,bốn mươi phút là xong,thế mà xưa kia….
Xuất phát từ Dran có chiếc xe Ford đầu bằng của ông Tư Soạn,khởi hành lúc 8h thì 12h mới đén Dalat,vị chi mất bốn tiếng. Buổi trưa,từ Dalat có chiếc xe Dodge cà tàng của bà Thái chạy xuống,thời gian cũng vậy. Ai đi xe sáng thì có thể về trong ngày,nếu đi xe trưa phải ở lại đến hôm sau. Ngoai ra,phải kể đến xe lửa. Ta có thể đi Saigon bằng xe lửa, 18h hôm nay đi,06h hôm sau đến Saigon,mất 12 tiếng. Chắc hẳn vì giao thông khó khăn như thếnên nhiều người suốt đời chỉ quanh quẩn trong xóm,trong làng. Cũng có vài gia đìnhsắm được xe đạp. Xe đạp rất quý,nó được chủ nhân chăm sóc cẩn thận,mỗi khi đi đâu về đều được lau chùi ngay rồi treo lên hai cái móc sát tường. Chiếc xe đạp mà tôi thích nhất là chiếc xe của anh chàng Tranh (anh của Nguyễn Hữu Đô).Đó là chiếc xe đòn dông mini dành cho lứa tuổi “teen”.
Tranh là người tốt bụng,chiều nào cũng dắt xe ra ngã ba,không phải để khoe mà để cho chúng tôi luân phiên mỗi đứa đi một vòng. Mấy đứa lèng xèng thì leo lên đạp một lèo đến cầu Lạc thiện thì phải quay lại để đến phiên đứa khác. Còn mấy tay kiện tướng lại chổng mông đạp lên dốc,đến ssau chùa quay lại xổ xuống,buông hẳn tay lái,hai tay khoanh trước ngực trông rất “ấn tượng” nhưng cũng lắm phen lổ mũi ăn trầu,đầu bịt khăn đóng.
Mãi đến những năm đầu thập niên 60 mới xuất hiện xe máy. Chiếc xe đầu tiên là chiếc Suzuki 50 của Nguyễn Hữu Châu (anh Nguyễn Hữu Đô).Xe mới đem về,mọi người tò mò xúm quanh ngắm nghía,sờ soạng. Một anh chàng muốn thử nhưng vừa ngồi lên mới rồ ga một cái thì chiếc xe đã trở thành con ngựa chứng bất kham hất văng xuống đất…Thế là ai nấy cũng nhìn chiếc xe như con quái vật,nên”kính nhi viễn chi” (Đói với quĩ thần ta kính trọng nhưng nên tránh xa).
BÌNH MINH THƯ QUÁN 1960
Có một nhóm trai trẻ,cùng chí hướng,chung sở thich yêu văn thơ cùng nhau kẻ góp công,người góp của lập nên một hiệu sách lấy tên là Bình Minh Thư Quán,cơ sở là căn nhà của bà Trùm Kiến (nhà của Nguyệt Bê ).BMTQ không có bán sách giáo khoanhư các hiệu sách bây giờ mà chỉ bán các loại sách văn học,phần nhiều là các tác phẩm của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và các loại báo chí.
Vốn rộng rãi,dễ tính và sống phóng khoáng nên BMTQ không tồn tại được lâu. Sách báo ban đầu thì bán,rồi bán chịu,rồi cho đọc tại chỗ và cả cho mượn mang về nhà nên chỉ cầm cự đến tháng thứ ba thì BMTQ sập tiệm. Nhưng dù ssao,bọn chúng tôi vẫn tự hào mình là những người đầu tiên mở ra một điểm sáng văn hóa cho Dran xưa. Nhờ đó mà nhà sách Kim Hoàng mạnh dạn tiếp bước. Kim Hoàng là con gái thứ năm của ông Ích. Mình phải rề rà chỗ này một tí nhé. Nhắc đến Dran xưa mà không nhắc đến gia đình ông Ích là một thiếu sót. Nói không ngoa,đây là một danh gia vọng tộc. Ông Đỗ Hữu Ích là một Mê-đơ-xanh (Médecin-Thầy thuốc).Ông quản lý nhà thương Dran. Tuy chỉ la Médecin nhưng chuyên môn của ông không kém gì bác sĩ,ngoài ra ông còn là một cây tiếng Pháp. Điều đó cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Điều đáng nói ông là người có nhiều đóng góp cho đời sống văn hóa ở địa phương này. Ông bỏ tiền ra xây dựng một nhà Xẹt (Cercle sportif,trong đó có để mấy cái bàn banh-bong (pingpong – bóng bàn),chung quanh co treo,đặt nhiều tranh,tượng. Phía cuối là một sân khấu cố định. Vài ba ngày lại có một buổi phát thanh đọc vài tin tức địa phương rồi hat mấy bài tân nhạc. Tôi cam đoan,nếu các bạn nghe anh Trương Lài (ba của Huệ Dũng) hát loạt bài Hòn Vọng Phu cùng tiếng đàn Banjo và Mandoline phụ họa thì chắc chắn các bạn sẽ xem Mr Đàm Mr Điếc gì đó chẳng là cái đinh rỉ gì cả. Thỉnh thoảng lại còn diễn kịch,lúc nào ông cũng đảm nhận một vai. Bạn có muốn biết ai là diễn viên xuất sắc không? Tuy là nghiệp dư nhưng họ tập tành công phu,diễn xuất ăn ý. Diễn viên được mọi người ưa thích là ông Sáu Sự (ba của Lê Xuân Thọ,Thông)và bà Mai (chị của bà Liểu Thọ).
Thôi thôi,mình trở lại nhà sách Kim Hoàng. Nhà sách này rộng lớn hơn Bình Minh Thư Quán. Ngoài sách báo,dụng cụ văn phòng còn có bán thêm nhiều thứ linh tinh khác. Sau một thời gian dài,không hiểu nguyên nhân nào khiến nhà sách Kim Hoàng bỗng dưng ngưng hoạt động. Và thế là,Dran xuất hiện sạp báo Huỳnh Phi Lan.
(còn tiếp)
Ông Đỗ Hữu Ích trong ngày Lễ Khánh thành Trường Bồ Đề
Múa
Đường lên sơn cước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét