Sau chiến tranh,đến năm 1947 lủ trẻ con ở Dran được tập trung lại cho đi học. Học nhưng chưa có trường. Chính quyền lúc bấy giờ mượn ngôi nhà của ông Tư Độ (nhà ông Nghiệp,đối diện trường Ngô Gia Tự).Ngôi nhà gỗ nền đất lợp tôn dược cơi nới kéo dài thêm ba lớp về phía Lữ quán. Ông Tư Độ thuộc dạng cây đa cây đề của Dran xưa. Chẳng những cho mượn nhà mượn đất mà còn giúp đỡ nhiều cho trường trong thời kỳ phôi thai. Cổng nhà thành cồng trường mang bảng hiệu “Ecole de Dran”.Thoạt đầu trường co ba lớp: Cua Ân-Phân-tanh,Cua Prê-pa-ra-toa vua Cua Ê-lê-mân-te (cours Enfantin,cours Préparatoire et cours Elémentaire –lớp 1,lớp 2 và lớp 3).
Thời ấy,nam công chức và giáo viên đều mặc âu phục. Thế mà,thầy giao dạy Cours Enfantin quanh năm mặc chiếc áo dài đen bạc phếch,đó là Thầy Giáo Khuông. Thầy Khuông vóc người nhỏ thấp,da ngăm đen,gương mặt khắc khổ chỉ có đôi mắt sáng một cách kỳ lạ.
Một hom,trong lúc học trò đang chăm chú làm bài bỗng có tiếng xe dừng trước cổng trường,hai tên mật thám Pháp vào thẳng lớp l,còng tay rồi đưa thầy đi mà chẳng cần nói mmột lời trước sự ngơ ngác của cả trường.
Pháp trường? Dran từng có một pháp trường. Các bạn muốn hỏi pháp trường ở đâu hả? Thì ngay trước tầm mắt các bạn dấy thôi,gần gốc cây nhản cổ thụ,chính xác hơn là ngay chỗ Đài Liệt sĩ bây giờ đó.
Buổi sáng ngày xử bắn,từ sớm tinh mơ bọn lính Pháp đã vào từng nhà lùa đồng bào ra tập trung tại ngã ba,ai không đi không được,ra để bị xem. Trên khoảng đất đó,ba cái trụ đã được dựng lên đâu từ đêm hôm trước. Ba người đàn ông tiều tụy,rách rưới bị trói vào cột,mắt bịt băng vải đen. Một loạt súng vang lên,ba con người gục xuống trong đó có Thầy Khuông,Thầy Giáo của trường tôi. Thầy đã chết vì Thầy là Việt Minh . Còn hai người kia là ong Kiểm Kĩnh (ba của cô Đào Minh Lý)và ông Xã Huy.
Bây giờ trở lại ngôi trường nhỏ nhé! Theo tời gian,ngôi trường tuần tự được mang các tên như sau:
- Ecole de Dran
- Ecole Primaire de Dran
- Ecole Primaire Complémentaire de Dran
- Trường Tiểu Học Cụ Thể Dran
- Trường Tiểu Học Đơn Dương
- Trường Tiểu Học Cộng Đồng Đơn Dương
Thoạt đầu,trường chưa có hiệu trưởng. Hiệu trưởng kiêm nhiệm là Thầy Đào Hữu Hanh làm việc tại quận hành chánh. Qua niên khóa sau mới có hiệu trường chính thức là Thầy Ngô Văn Sòng. Thầy Sòng dáng to cao,mạnh khỏe. Thầy nói tiếng Pháp rất giỏi. Vừa là hiệu trưởng vừa phụ trách Cua Mo-den l (Cours Moyen 1 année –lớp nhì nhứt niên). Ở trường,Thầy là người nghiêm khắc nhưng khi ra sân bóng Thầy rất cởi mở. Chơi ở vị trí hậu vệ cùng với ông Châu Hải(bố của bà Lễ Ký) đó là hai hậu vệ nỗi tiếng trong đội bóng hỗn hợp Pháp Việt. Thầy chiếm được sự tín niệm của đồng đội cũng như sự quý mến của người hâm mộ.
HỌC TRÒ DRAN XƯA HỌC HÀNH,THI CỬ RA SAO?
Chuyện học hành thoật vô cùng thoải mái. Thời khóa biểu sáng: 08h-10h30. Chiều: 14h-16h30. Ngày hai buổi cắp sách đến trường.Học thì ít mà chơi thì nhiều vì thời gian rộng rãi quá.Chúng tôi học chương trình song ngữ Pháp Việt. Tiếng Pháp là chính,tiếng Việt ít thôi. Nói thì nnói vậy chứ thức ra chúng tôi học rất nhiều môn,để tôi liệt kê ra các bạn xem thử nhé!
CÁC MÔN HOC;
- Arithméthique - Số học
- Géométrie - Hình học
- Problème -Tính đố
- Dictée - Chính tả
- Dictée VN - Chính tả tiếng Việt
- Rédactiion - Làm văn
- RédactionVN - Làm văn tiếng Việt
-Vocabulaire -Ngữ vựng
- Grammaire - Ngữ pháp
- Lecture - Tập đọc
- Lecture VN - Tập đọc tieng Việt
-Lecture récréative - Tập đoc giải trí(cuối tuần)
- Histoire – Géographie - Sử-Địa
-Elément de science - Khoa học
- Morale - Luân lý
- Hygiène - Vệ sinh
- Instruction Civique - Công dân
- Agriculture - Trồng trọt
- Ecriture - Tập viết
- Caractères chinois - Chữ Hán
- Travail manuel -Thủ công
- Dessin à vue - Vẽ nhìn đồ vật
- Dessin à ligne -Vẽ theo dòng
- Dessin fin de la semaine - Vẽ cuối tuần
- Education physique - Thể dục
Các bạn thấy chưa,học sinh lớp năm mà học như thế hơi “bị” nhiều phải không? Thế nhưng bọn chúng tôi chẳng thấy vất vả gì lắm. Thầy dạy tận tâm,trò học chăm chỉ nên dù chỉ lớp nămnhưng học trò thời bấy giờ đã được trang bị một lượng kiến thức tồng quát tương đối tốt. Một số có thể viết thư thăm hỏi hoặc làm đơn xin việc bằng tiếng Pháp.
Thích nhất là tiết hoc Tập đọc giài trí. Tùy theo bài, Thầy cho học sinh luân phiên đóng vai các nhân vật trong chuyện,đàm thoại bằng tiếng Pháp. Chỗ nào sai Thầy cho dừng lại để sửa cách phát âm. Có lẽ nhờ vậy mà học sinh trường tôi khá hơn các trường khác.
Còn chuyện thi cử cũng bình thường,thi hầu hết các môn đã học. Mỗi năm thi hai đợt: Đệ nhất và Đệ nhị Lục cá nguyệt. Điểm thi hai học kỳ dùng để xxếp hạng cuối năm.
KỲ THI RI-ME ( PRIMAIRE) ĐẦU TIÊN
Năm học 1950-1951 nhà trường chọn một số hoc sinh khá trong Cours Moyen 2 lập nên Cours Supérieur (lớp nhứt) để tham dự kỳ thi Primaire sẽ được tổ chức vào tháng bảy.
Bọn chúng tôi,sáu nam một nữ được Thầy Sòng chăm chút nhiều hơn. Khoa thi này được diễn ra từ ngày 2.7.51 (Session 02 Juillet 1951). Trước hom thi một ngày,chúng tôi phải khăn gói lên Dalat,ở tạm tại Hôtel Saigon trên đường Minh Mạng. Chiều hôm ấy,Thầy dẫn chúng tôi đi xem trường thi và tìm xem ai sẽ ngồi ở phòng nào. Địa điểm thi là trường nữ tức trường Đoàn Thị Điểm ngày nay. Sáng hom thi,thí sinh tập trung,trường tây trường ta lẫn lộn. Hoc sinh cac trường Taberd,Couvent des Oiseaux cũng như học sinh tại thành phố ăn mặc thật đẹp. Còn lũ chúng tôi,bọn học trò nhà quê trông có vẻ luộm thuộm,gà tồ…
Mỗi phòng thi có một giám thị chính người Pháp và một giám thị phụ người Việt. Phòng tôi gặp một cô giáo người Pháp. Rất may, cô đọc,nói thong thả,rõ ràng,không nuốt chữ nên chúng tôi rất tự tin. Kỳ thi ê-cri (thi écrit-thi viết) kéo dài đúng ba ngày rồi tạm dừng chờ kết quả. Sau khi có kết quả thi écrit chúng tôi lại phải trở lên Dalat lần nữa để thi ô-ran (thi orale-thi vấn đáp).
Trước đó,cac Thầy,Cô xem đề thi thấy khó quá nên chỉ mong sao đậu được ba bốn đứa là tốt rồi. Thế mà,một điều kỳ diệu đã xãy ra: Học sinh của Ecole de Dran thi đậu 100% (7/7)! Cả trường mừng vui không kể xiết,nhất là Thầy tôi,người đã bỏ công chăm sóc chúng tôi suốt mùa thi.
(còn tiếp)
Giáo viên trương Tiểu học Dran viếng thăm Quan Âm Học Hiệu - Người mặc Complet trắng , đứng giữa là thầy Sòng.
Thi Đệ nhất lục cá nguyệt :Vẽ bản đồ theo trí nhớ
Thi Đệ nhất lục cá nguyệt : Tập viết
Thế dục đồng diễn của nữ sinh trương Tiểu học Dran
Rất cám ơn vì những thông tin vân hóa lịc sử của địa phương!
Trả lờiXóaRất vui khi bạn ghé thăm Blog này .- chắc là người Dran rồi đó phải không ? Ai vậy kìa ?
Trả lờiXóaAinsi vous avez été un des élèves de Thầy Ngô Văn Sòng ở Dran ?
Trả lờiXóaTôi sẽ hơn là vui khi được huynh trả lời ...un jour peut-être ... Je suis né à Dran !
Bien amicalement.
Đúng vậy, mình tên Châu, một học sinh cũ của Thầy Sòng(1946-1951 ). Bạn sinh trưởng ở Dran à ? Như vậy chắc chắn là mình biết nhau. Xin lỗi, bạn có thể cho mình biết tên ? Có phải bạn là N.V. Đức không ? Bạn có thể liên lạc với mình theo địa chỉ e-mail : lamtrungchau@yahoo.com. Bien amicalement.
Trả lờiXóaTôi học lớp Năm với cô Lang đứng gần cô Kim trong hình anh để ở trên. Lúc đó chương trình học tiếng việt hoàn toàn.
Trả lờiXóaPhải, tôi là Ngô Văn Đức. Xin kính chào anh Châu. Xin lỗi tôi bắt chước cha tôi viết vài chữ lang-sa ghẹo anh áh. Dạ, tui sẽ liên lạc theo địa chỉ anh đưa. Chúc vui vẻ khoẻ mạnh.
Lang thang gặp blop Dran nầy lại thấy hình Thầy Sòng, Cô Kim. Cám ơn Anh nhiều lắm. Tôi học Trường Tiểu Học Dran
Xóanăm 1955 -1958 rồi di chuyển chổ khác.
Xux1 động và Cám ơn nhiều