Thứ Ba, 29 tháng 6, 2010

Vườn nhà

Một dây mướp từ dàn mướp sau vườn , bò dọc theo hàng rào và cho ra vài trái tòn ten trên hàng rào sau bao nhiêu ngày chờ đợi , sốt ruột vì chỉ toàn hoa đực - Nhìn kỹ xem trái dài hơn có gì đặc biệt nhé
Tiếp tục theo sự chỉ đạo của U , giớ máy lên chụp 1 phát , xen giữa nhưng cọng cỏ cực kỳ xanh tươi vì mừa nhiều ngày liền là 2 trái , nhưng do chọn góc nhìn không tốt nên chỉ thấy 1 - Trái gì đây vậy ta ? Cũng có chút bí ẩn chỗ này - ai trả lời được đây ?
Làm thêm "pô" nữa cho thấy sự hoành tráng của vườn nhà - Ai ở SG thì cũng đừng tưởng trái Susu mọc trên 1 cái cây rất chi là to ...như cây mít hay sầu riêng (hehehee - động chạm tới ai đó thì lên tiếng à nghen :D) mà nó là một loại dây leo trên giàn
Và đây là phía trên của giàn bao gôm susu - mướp và ...khổ qua lẫn đậu rồng
Còn đây là giàn đậu ngự vừa ra trái , nó cũng năm trong khu liên hợp tả pí lù của các loại cây trái có thể leo lên giàn được
Cuối cùng , đấy là đám bắp vừa trổ cờ- tranh thủ chớp 1 phát thì máy cũng vừa hết pin

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2010

Dran xưa, môt chút quà quê… (tiếp theo và hết)

Trưa hè oi bức kinh người. Cái nóng khô làm cho ai nấy cũng đều cảm thấy mệt mõi. Chè chã buồn ăn, cà phê không muốn uống. Thôi thì, bạn hãy cùng tôi ăn vài chén đậu hủ. ĐẬU HỦ BÀ THẢO ai mà không biết. Quanh năm suốt tháng, gánh đậu hủ theo bà di khắp đầu làng cuối xóm. Cứ nhìn cái dáng đi xiêu vẹo của bà cùng đôi quang gánh trên vai ta mới cảm nhận hết nỗi nhọc nhằn vất vả của bà mẹ quê. Bạn xem, khéo chưa, đậu hủ đã múc vào chén mà không hề bị vỡ vụn. Có người thích ăn đậu hủ với đường cát, nó có vị ngọt thanh, nhưng tôi vẫn thích ăn với đường tán nấu hơi keo cùng với gừng giã nhuyển, nó có cái ngọt đậm cùng mùi thơm cay của gừng. Đố bạn tìm được món ăn nào vừa ngon, vừa rẻ lại giàu dinh dưỡng như đậu không? Ăn thêm chén nữa nhé!
Có tiền mà để làm chi
Không mua kẹo kéo Bắc Kỳ mà ăn
Kẹ…o.o.o…kéo! Cứ nghe tiếng rao với cái giọng “ Bắc Kỳ rặt “ quen thuộc ấy là bọn trẻ con sáng mắt ra ngay. Chính xác hơn đồng hồ. Cứ tầm trước giờ học và đầu giờ chơi là ông “ KẸO KÉO BẮC KỲ “ ngự trị ngay trước cổng trường. Bọn học trò xúm đen xúm đỏ vây quanh. Gọi là ông nhưng thực ra đây chỉ là một anh chàng trạc chừng ba mươi, gầy nhom, bà ba nâu bạc phếch, mũ nan tre lợp cói. Miệng liếng thoắng, rất tự hào về cái nhãn hiệu Bắc Kỳ của mình. Trên cái đèo hàng của chiếc xe đạp cà tàng không thể cũ hơn là chiếc khay gỗ chứa khối kẹo trắng muốt được bọc bên ngoài một lớp vải ta. Kế bên là chiếc bàn quay nhỏ được đánh số từ 1 đến 10, cũng tô xanh, đỏ, tím, vàng, sặc sỡ chẳng thua gì Chiếc Nón Kỳ Diệu. Mua: một đồng hai cây. Anh ta chỉ việc tóm lấy đầu khối kẹo như cuống trái bầu, kéo ra một đoạn bằng ngón tay trỏ rồi bẻ cái cụp: một cây; cụp: hai cây. Con gái thường mua, còn bọn con trai khoái quay, trúng số nào cũng được. Có vớ được độc đắc số 10 thì chủ nhân cũng vui vẻ cười khì. Dưới đôi tay ma thuật của anh ta thì 10 hay 1 cũng chẳng hơn kém nhau là mấy. Cũng bằng ấy kẹo anh ta kéo dài ra như sợi dây. Không hề chi. Chẳng đứa nào so đo ít nhiều, hơn thiệt gì cả. Vui là chính mà.
Biết kể sao cho hết, nào kẹo ú một đồng mười viên vừa ngọt vừa cay, nào me ngào đường đựng trong lá chuối làm cho bọn con gái chết mê chết mệt…
Tôi muốn gom góp tất cả những món quà dung dị, tôi muốn trộn tất cả các vị mặn, ngọt, chua, cay để tạo thành một mùi hương quê dành tặng các bạn. Để rồi, cho dù đang ở tận chân trời góc biển nào đó, bạn vẫn cảm nhận được rằng, vẫn còn một chút gì đó để nhớ để thương về một vùng quê yêu dấu.

Dran, tháng sáu 2010
Lamnguyen

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2010

Dran xưa, môt chút quà quê… (tt)



Điện thoại reo. Con gái gọi: Má ơi, mai vô nhớ mua cho con mấy chục cặp bánh căn nhen. Nhớ lấy mắm nêm chứ dùng lấy nước mắm. Lạ chưa, chỉ một nhúm gạo xay cùng nước chấm lại biến thành món quà quê có thể tạo nên nỗi nhớ đến nao lòng của bao người xa xứ. Nhớ bánh hay nhớ quê? Bánh căn. Có lạ gì đâu. Quê tôi có khá nhiều hàng bánh căn. Nhưng, không ăn thì thôi, đã ăn thì phải đến cho được hàng BÁNH CĂN CÔ TÁM HƯỜNG.
Lên hết dốc chùa Giác Hoàng, nhìn bên phải, ngay góc trường Tiểu Học Cộng Đồng, đó là hàng bánh căn cô Tám. Quán được bày ngay trước hiên nhà. Hàng nhỏ nhưng tất cả đều gọn gàng sạch sẽ. Bánh căn cô Tám được nhiều người ưa chuộng. Hỏi cô, làm thế nào để có được bánh ngon, cô chỉ cười cười. Cái thứ này dễ lắm, ai làm cũng được. Cái chính là ở khâu chọn gạo. Gạo càng ngon, càng mềm, càng dẻo thì bánh càng…dở ! Nên chọn gạo cũ, cứng cơm, khi xay cho thêm ít cơm nguội. Như vậy là đã có được mẻ bột tốt rồi. Cái quan trọng là phải làm thế nào để giữ lửa cho lò luôn có được độ nóng nhất định. Đây chính là cái khéo léo của riêng từng người. Chỉ với vài viên sỏi, một mớ tro, bươi ra, lấp vào, khi nâng mặt lò lên lúc lại hạ xuống, nhờ vậy bánh của cô khi cạy ra vàng rộm mà không bị những vết nám đen, bánh ráo và xốp. Bánh được phết lên lớp mỡ hành rồi úp lại thành từng cặp. Phài là hành chứ đừng dùng hẹ. Hành có vị thơm còn hẹ cứ như là cỏ, chỉ tổ dính răng. Nếu thích, có thể thêm chút trứng là đủ lắm rồi. Đừng cầu kỳ thêm thịt, tôm hay mực mà làm mất đi cái mộc mạc của bánh căn. Ăn bánh căn đừng đi một mình, chán lắm. Chưa kịp ngồi xuống đã đứng dậy rồi. Rủ năm ba đứa cùng ăn mới vui. Vừa ăn vừa chuyện trò rôm rả vừa đợi xoay vòng đến lượt mình. Chã thế mà có người dí dỏm gọi bánh căn là bánh chờ đó sao.
Sau giấc ngủ trưa, bụng đoi đói, thấy thèm ăn một chút gì đó, nhè nhẹ thôi cũng được. Thế thì chẳng gì bằng một dĩa bánh nậm. BÁNH NẬM BÀ TRI có thể làm bạn hài lòng. Bà Tri là dân Huế chính tông. Bánh nậm, bánh bột lọc có lẽ cũng theo bà từ Huế mà vào. Cái bánh mỏng dính hình chữ nhật có đủ nhân tôm thịt gói trong lá chuối rồi đem hấp. Bánh chín được xếp vào thúng. Khi khách gọi, bà chỉ việc lột lá, sắp bánh vào dĩa, xốc xốc chai nước mắm đã chế biến sẵn rồi rót ra một tí. Ăn bánh nậm mà ăn bằng muổng là…vứt. Phải ăn bằng siêu mới thú. Bạn biết cái siêu không? Siêu là một nan tre mỏng dài non gang tay, được gọt thành dạng thanh đao. Mình dùng siêu để xắn hoặc ghim bánh, thế thôi. Bạn ăn đi, nếu thấy chưa “ xi-nhê “ gì thì làm thêm dĩa nữa.
Nếu là dân Dran, nhất là dân Xóm Chợ, nhất định bạn không thể không biết BÁNH ƯỚT BÀ THÉP. Nhà bà Thép nằm ở đường Hai Bà Trưng, sát hậu trường rạp hát. Muốn ăn bánh ướt thì xin mời vào. Bạn đừng trông đợi có ai đó tiếp đón. Bạn cũng đừng có hy vọng sẽ có chỗ ngồi tươm tất, sạch sẽ với ý nghĩ ta là “ thượng đế “. Thượng đế mà có vào đây thì cũng chỉ có thế thôi. Ngược lại là đằng khác. Hàng chẳng ra hàng, quán cũng không phải quán. Đơn giãn, đây là lò bánh ướt. Cái bạn nhìn thấy trước tiên là vẻ “ luộm thuộm toàn cảnh “. Đâu có sao, mình đang đói mà. Cứ vào đi. Có bánh không bác? Nếu chủ nhân đáp có, mình hãy tự tìm chỗ ngồi, trong lúc chờ đợi thử quan sát chút chơi.
Trên chiếc lò chuyên dụng đắp bằng đất sét là chiếc nồi to tướng chứa nước lúc nào cũng sôi sùng sục. Mặt nồi được bịt căng một lớp vải tám trắng thô như mặt trống. Bà Thép ngồi trên chiếc ghế nhỏ kê cạnh lò, kề bên là xô bột đầy ắp. Bà múc một vá bột rót lên mặt vải rồi dùng đáy vá xoa đều theo chiều vòng tròn lan rộng dần, xong đậy nắp lại. Chừng hơn phút sau bánh chín. Bà dùng một que tre dài vạt mỏng vớt bánh ra. Bánh ướt phải ăn với mắm nêm. Một chén mắm nêm, nặn vào tí chanh dầm thêm trái ớt, người ăn chẳng cần dùng đũa, chỉ việc dùng tay cuộn lại, chấm thẳng vào chén mắm. Bánh đã trôi vào bụng mà mùi mắm nêm còn vướng trên mũi. Khi vị mắm ngấm đều vào đầu lưỡi thì đó cũng là lúc ban “ say “ ăn. Ăn cho đến lúc thấy bụng căng tức mới chịu dừng lại. Cũng được dấy chứ? À, lúc nãy tôi thấy hình như bạn có vớt mấy con giòi trong chén mắm nêm phải không? Ư…ư…Hình như vậy!
Từ bên kia bờ đại dương, cô em e-mail về nói : Anh ơi, tụi em nhất trí bầu bà Năm Chì là người nấu chè ngon nhất thế giới. Chã biết căn cứ vào đâu, so sánh như thế nào mà dám “ đại ngôn “ như thế nhưng phài công nhận CHÈ BÀ NĂM CHÌ ngon tuyệt.
Đối diện nhà bảo sanh Bích Liên là dãy nhà gỗ của ông Trùm Kiến. Chính giữa dãy nhà có con hẽm nhỏ. Án ngữ ngay đầu hẽm là hàng chè bà Năm Chì. Đây là một người đàn bà đậm chất Nam bộ, xởi lởi, vui tính, miệng bằng tay, tay bằng miệng. Một gánh chè nuôi cả đàn con non tiểu đội. Chè nấu xoay vòng, thay đổi hằng ngày. Nay đậu xanh bột báng, mai môn sáp, mốt lại đậu đen xanh lòng. Rieng tôi thì “ chấm “ món chè đã theo nữ sĩ họ Hồ đi vào văn hoc:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Đó là chè trôi nước. Chè trôi nước mỗi chén có một viên lớn đèo thêm ba bốn viên nhỏ bên trong có miếng cơm dừa hạt lựu. Viên chè lớn có lớp vỏ nếp dẻo nhẹo, bên trong là nhân đậu xanh nhuyển có chút gia vị riêng. Nhai viên nhỏ, cơm dừa sực sực beo béo. Cắn viên lớn, đậu nếp quện vào nhau hương vị đậm đà, phảng phất vị gừng dễ chịu. Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một thử. Cứ thử một chén đi rồi bạn sẽ phải thừa nhận quả thực đây là Đệ Nhất Chè.
(còn chút nữa )

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

WordCup 2010 : chuyện bên ...giường

Tôi mê bóng đá , chuyện ấy thì rõ như ban ngày rồi , không có gì phải bàn cãi .
Nhưng tôi lại có một  thói quen cực xấu , không rõ từ khi nào , có thể là từ khi rinh một chiếc TV  để trong phòng ngủ , đó là luôn năm ễnh trên giường xem TV chứ không ngồi đàng hoàng như người ta ,và có lẽ thói quen xấu này hình thành là do bx .
Nhưng xem bóng đá thì phải có la hét chút chút , suýt xoa một chút khi có pha hỏng ăn , và đôi khi phải đập một phát cho đã tay khi tiếc nuối
Và mọi chuyện bắt đầu từ cái đập ấy .
Trận Hy lạp - Nigéria , tỉ số đang 1-1  , Đại bàng xanh chỉ còn 10 cầu thủ trên sân  do lỗi bỏ bóng đá người một cách ngớ ngẩn của Keita (số áo 14) .
Tôi ủng hộ Nigeria không phải vì lối đá hoang dã của họ mà là vì tôi ghét cái cách vô địch Euro 2004 của Hy Lạp
Một pha phản công cực sắc của Nigeria và tiền đạo của họ đá ra ngoài khung thành một cách phung phí .
Tiếc quá tôi "đập " một cái chát rõ mạnh , có thể  ví cú đập ấy như "Giáng long thập bát chưởng" xuống giường , vì như đã nói tôi đang năm trên giường xem bóng đá với bx . Khổ nỗi cú đập ấy không giáng xuống giường mà trúng ngay bx .
BX không phải là cái bánh xe đâu nhé , bx biết yêu thương , biết giận hơn và nhất là biết ... đau , hứng trọn cái đập ấy , quá bất ngờ , bx nước mắt giàn giụa và trách móc .
Thật vô tình , vì cái thói quen xấu này mà làm bx đau , thôi thì nghìn lần xin lỗi bx vậy , nhưng thói quen xấu này chắc không bỏ vì ...bx thích thế .

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2010

Dran xưa, môt chút quà quê… (tiếp theo)


Giếng nước, cây đa, một hình ảnh thân thương đẹp nhất của Dran xưa, nay không còn nữa. Ngày xưa, giếng nước nằm ở góc đường, trước khách sạn Trung Dung. Giếng xây đẹp lắm, có mái che lợp ngói đỏ, lâu ngày, rêu phong bám đầy, phủ bụi thời gian làm cho giếng đẹp lên và mang chút hồn quê. Hầu như tất cả cư dân Dran đều uống nước ở giếng này. Đêm đêm, các cô gái làng rũ nhau gánh nước, í a í ới chuyện trò rôm rả. Chếch vào bên trong một chút là cây đa cổ thụ. Chẳng biết cây mọc từ bao giờ nhưng cứ nhìn vào cái vẻ bề thế của nó thì ước chừng cây đã sống hơn trăm năm. Nằm khiêm tốn dưới gốc đa là quán ăn của ông Sáu Lạc – tên đầy đủ của ông là Mai Xuân Lạc. Quán tuy nhỏ nhưng thực đơn vô cùng phong phú. Nếu có một cuộc bầu chọn Đầu Bếp Đại Tài thì tôi nhất định dành cho ông một phiếu. Nói không ngoa, ông Sáu Lạc có thể chế biến rất nhiều món ăn Âu Á. Nếu có yêu cầu, bạn cứ đưa thực đơn ra đi, ông ta sẽ đáp ứng tất. Còn cái tài làm bánh của ông thì khỏi phải chê. Ông mà làm bánh “ gâteau “ nhân “ confiture “ thì hết ý. Bánh vừa thơm vừa ngon, đến mấy tên mắt xanh mũi lõ còn thèm nhỏ giãi huống chi mình. Mà tôi không có ý định chiêu đãi bạn các món ấy đâu nhé. Không biết nhờ đâu quán ăn Sáu Lạc trở thành tụ điểm của hầu hết công, tư chức độc thân thời ấy. Ngày ba bữa sáng trưa chiều đều tự nguyện đến trình diện đông đủ. Mình dùng điểm tâm đi. Hôm nay tôi mời bạn dùng thử BÁNH MÌ CHIÊN – SÁU LẠC. Bạn nhìn xem, ổ bánh mì dài hơn gang tay được cắt làm đôi, xong lại chẻ dọc thành bốn miếng; cạnh đó là cái thố lớn chứa đầy hỗn hợp bột mì tây pha tí bột nghệ, thịt nạc heo đã băm thật nhuyển, một mớ tôm bằng ngón tay út để nguyên con, tất cả được gia thêm tiêu muối rồi cho nước vào, trộn thật đều cho đến lúc bột trở nên sền sệt. Ông Sáu, tay trái cẩm miếng bánh mì, tay phải sử dụng chiếc muổng lớn múc bột phủ đều lên mặt miếng bánh, xếp thêm lên đó ba chú tôm nằm úp thìa với nhau rồi thả miếng bánh vào chảo dầu đang sôi tới. Bây giờ thì…chờ một chút. Đợi khi bánh vàng rộm, ông vớt ra để trên cái vỉ tre. Từ từ, đừng vội. Thứ này ăn nóng quá không ngon đâu. Đợi một tí cho nó ráo dầu, mình chén nhé! Tiếng bánh vỡ giòn rùm rụm khi nhai, mùi thơm, chất ngọt dịu, beo béo, cay cay rất vừa miệng. Một miếng bánh mì chiên thêm một ly cà phê sữa là đủ năng lượng cho cả một buổi sáng rồi đó.
Ơ kìa, chào bạn. Sao đến muộn thế? Đến lỡ buổi thế này, biết đưa bạn đi ăn món gì nhỉ! Thôi được, tôi sẽ mời bạn thưởng thức món nem nướng. Tôi đang phân vân không biết nên đưa bạn đến điểm nào, NEM NƯỚNG BÀ MƯỜI QUÁN hay NEM NƯỚNG BÀ HAI HÀNH vì cả hai đều là điểm đáng thăm viếng. Nếu chọn là ngon thì chưa biết mèo nào cắn mĩu nào vì cả hai đều có nhũng nét giống nhau trong khâu chế biến. Thịt đã được chọn kỹ, mang về xắt nhỏ, thêm gia vị rồi cho vào cối đá giã,quết. Quết đến khi thật nhuyển mới lấy ra, vê thành từng viên tròn như trái nhãn. Tất cả được xếp vào một cái khay, như vậy là chỉ mới qua cái khâu sơ chế.
Nem nướng tính bằng “ lụi “, mỗi lụi có năm viên. Sao lại gọi là lụi? Có gì đâu, khi nướng người ta dùng một cái que bằng tre mảnh hơn chiếc đũa, một đầu được chuốt nhọn “ lụi ´thẳng xuyên qua viên nem, thế thôi. Nếu bạn là người có tính cẩn trọng, thường nhìn sự việc bằng đôi mắt của người thầy thuốc, nhìn đâu cũng thấy vi trùng thì tôi sẽ đưa bạn vào quán nem của bà Hai Hành. Bạn thấy chưa, ở đây mọi thứ đều được chăm chút sạch bóng như lau như li. Bạn có thể yên tâm ngồi ăn mà không hề sợ bóng dáng mấy chú H5N…gì đó lai vãng. Kìa, trên bếp than hồng, những lụi nem đã bắt đầu chín dần, những giọt mỡ từ nem tươm ra nhỏ từng giọt xuống bếp than làm bùng lên vài tia lửa xanh và làn khói mỏng. Mùi thơm đã xộc vào mũi. Bánh tráng, rau sống cùng chuối chát,khế chua thái mỏng đã bày ra. Mình ăn được rồi. Bạn thấy được đấy chứ? Có điều, bà Hai quá kiệm lời, không mấy mặn mà tiếp chuyện cùng khách. Không khí thấy nó cứ nhàn nhạt thế nào ấy, mình không ưng lắm.
Hàng nem bà Mười Quán nằm liền vách với nhà bảo sanh Bích Liên. Ở đây bạn không nhìn thấy được sự tinh tươm như quán bên kia. Nói như vậy không có nghĩa là nó quá tệ đâu. Chẳng qua là mình nhận thấy nó cần được chăm sóc, xếp dặt hợp lý hơn một tí. Nhưng bù lại, bà Mười là người xởi lởi, luôn miệng thăm hỏi, vui vẻ trò chuyện với khách hàng. Vừa ăn vừa trao đổi dăm ba câu chuyện không đầu không duôi cũng vui . Thôi thì, tùy bạn. Muốn vào hang nào cũng được.
Bạn khó tính quá đó nghen. Nem nướng thì muốn ăn nhưng không muốn vác chân ra khỏi cửa vì sợ lạnh. Lâu ngày bạn đến chơi mà tiếp bạn không chu đáo, hóa ra mình tệ đến thế sao? Thôi được, có kia rồi. Đây là NEM NƯỚNG BÀ GIAO, hàng nem lưu động. Cũng đầy đủ mọi thứ như các cừa hàng nem khác, nhưng ở đây, tất cả đều sắp xếp gọn ơ vào một đôi quang gánh nhẹ tênh.
Khi có khách gọi, bà dừng lại đặt gánh xuống. Việc đầu tiên là quạt lại bếp than cho hừng lên một chút. Nem đã được xiên sẵn thành từng lụi, bà chỉ việc đặt lên lò. Rau rác, nước chầm, tất cả mọi thứ đã sẵn sàng. Chỉ trong vòng mươi phút là xong. Bạn có thể kéo ghế ngồi ăn trước cửa. Vừa ăn vừa ngắm cảnh trời trăng mây nước chẳng thú lắm sao?
( còn tiếp )

WorlCup Cup ...Cup điện

18h30 14/6
Ngồi trước màn hình TV . Hà lan vs Đan Mạch , hấp dẫn đây
Cơn lốc màu da cam và Những chú lính chì đã làm xong thủ tục trước giờ thi đấu , bóng đã lăn.
Trên sân cầu thủ hai bên đã bắt đầu những pha bóng mang tính thăm dò , tất nhiên chưa có gì hấp dẫn . Tiếng kèn vuvuzela ầm ĩ , khó chịu như ...một bầy ruồi nhặng vo ve , đầy hoang dã và ...man rợ .
Mười phút sau , bỗng phụp 1 phát màn hình hình tối đui , mọi âm thanh tắt ngấm , tất cả chỉ còn một màu đen .
Lần này , dù rất yêu quí đội Hà Lan nhưng tôi không dùng tiếng Hà Lan để chửi .
Tôi chửi bằng tiếng Việt pha lẫn tiếng Đan Mạch (ĐM) .
"Đan Mạch" mấy thằng nhà đèn ĐD cúp điện không phải lúc , nhằm lúc người ta đang xem Wordcup mà Cúp .
"Đan Mạch" mấy quan bác EVN cứ để thiếu điện từ năm này sang năm khác .
"Đan Mạch " ba đời nhà nó .....
Bực hết cả mình .

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2010

Dran xưa, môt chút quà quê…





Tôi mời bạn đi ăn sáng nhé! Mình sẽ đi ăn mì quãng. MÌ QUÃNG BÀ NĂM NHÃ ngon lắm đó. Thì tôi đà từng nói, cứ ra chợ Dran hỏi bà Năm Nhã bán mì quãng thì ai cũng biết mà! “ Ai cũng biết “ không phải Má Năm – tôi thường gọi bà Năm Nhã là Má Năm ( xem Dran xưa ) – là nhân vật cộm cán gì đâu, chẳng qua là món mì quãng của Má Năm quá ngon, quá hấp dẫn. Ai ăn xong một tô rồi cũng muốn ăn thêm tô nữa. Bạn ngồi xuống đó đi, ngồi trên chiếc đòn gỗ bé xíu đó. Đừng ngại, chợ quê mà. Bạn thấy chưa? Trời rét thế này, ngồi sát bên bếp than hồng, khẻ khàng hơ hai tay trên bếp rồi xoa vào đôi gò má cũng ấm áp đấy chứ! Bạn xem, Má Năm cho những sợi mì vàng óng vào tô sau khi đã xếp bên dưới một nhúm xà lách xắt sợi. Trãi lên trên mấy miếng thịt ba chỉ thái mỏng và một miếng giò chín rục rồi thêm một muổng đậu phụng rang dập dập, một nhúm hủ tiếu chiên giòn, lại thêm tí tiêu, hành ngò, cuối cùng là một vá nước lèo thơm lừng lựng. Bạn nhớ dầm thêm trái ớt xiêm nhé. Trời lạnh thế này phải ăn cay cay mới đã.
Chà, bạn lại thích tìm một chỗ nào ngồi cho nó tươm tươm một chút hả? Thôi thì, mình đi ăn phở vậy. Chẳng phải cửa hàng cửa hiệu gì đâu. PHỞ ÔNG CHẾ nằm trên vĩa hè trước ngôi nhà làng ( xem Dran xưa ), được che chắn thêm vài tấm bạt. Ông Chế là dân Bắc Kỳ chính tông. Có lẽ nhờ thế mà món phở của ông cũng đậm đà chất Hà nội. Quầy phở chỉ hơn chục chỗ ngồi lúc nào cũng đầy khách. Phơ ngon cái chính là nhờ nước lèo. Cũng cần nhắc nhỏ cho bạn biết điều này, cách đây năm, sáu mươi năm, cái thời “ no ajimoto no aji-ngon” nghìa là chưa hề có bột ngọt, bột nêm ( hoặc có nhưng chưa xuất hiện ở VN ) thì cái ngọt của phở, của mì quảng, hủ tíu là nhờ thịt, xương, rau, củ, quả và cái tài chế biến của người đầu bếp.
Khách đông nườm nượp, làm ăn phát đạt, phở ông Chế biến thành hiệu ăn Tân Thành ( nhà cũ ông Mên ), thừa thắng xông lên, ông mở tiếp Tân Thành 2 ( nhà cũ bà Thanh Huyền ). Bây giờ không còn ai nhớ đến phở ông Chế nữa. Hàng ăn giờ đủ các món cơm, phở, mì, cà phê, giải khát… và vì thế, phở ông Chế chìm dần vào quên lãng.
Vào những năm 59, 60 khi đập Danhim khởi động, Dran mở rộng vòng tay đón cả một dòng người tứ xứ. Hầu hết là công nhân, một số nhân viên văn phòng, kỹ thuật, thông dịch viên. Và cũng từ đó, đêm đêm xuất hiện một gánh phở rong. Nằm đọc sách trên căn gác gỗ 39 Nguyễn Công Trứ, cứ vào tầm tám giờ tối, nghe tiếng rao kéo dài, giọng Bắc Kỳ đặc sệt : Ph…ơ ơ ở ! là tôi tót xuống ngay. Đây là điểm có nhiều người ở trọ. Gánh phở đã đợi trước sân nhà. Cả một cửa hàng dồn vào đôi gánh. Một dầu là thùng nước lèo đặt trên bêp than đỏ rực lúc nào cũng sôi sùng sục. Còn đàu kia, phía trên là nơi để bát đũa và cũng là nơi chế biến. Bên dưới để nguyên vật liệu. Ông hàng phở tuổi chớm năm mươi, tứ thời bát tiết mặc bộ kaki vàng bạc phếch; chiếc mũ cối trắng như dính chặt trên đầu, hai tay thoăn thoắt. Cho một tô tái đi. Cho tôi một tô tái nam. Khách cứ ngồi ngay vìa hè hoặc mang vào nhà mà ăn tùy thích. Tròi lạnh, bụng đoi đói, ăn phở đêm cũng thú lắm.
Sao ? Bạn không thích ăn phở à? Hủ tíu? Bạn đúng là dân Nam Kỳ Quốc. Hủ tíu thì hủ tíu. Đi ăn HỦ TÍU TƯ LÉN nghen. Không phải đi lối đó. Cái hàng ăn ở căn đầu của dãy phố xây cũ mà bạn định vào không còn là hủ tíu Tư Lén nữa vì ở đó bạn có thể gọi phở, bánh mì bò kho, bánh bao, cà phê… Cũng như phở ông Chế, hủ tíu không còn là hủ tíu nữa. Tôi sẽ đưa bạn dến dùng món hủ tíu Tư Lén chính gốc. Mình đi lối này. Vào khu chợ Dran cũ, đi thẳng thêm chút nữa. Đó, bên tay trái. Vào đi. Sao chỗ buôn bán gì mà thấp lè tè vậy? Có sao đâu, mình chọn ăn chứ có chọn ở đâu mà cần nhà cao cửa rộng. Trong ngôi nhà tôn thấp chủn đó là cửa hàng hủ tíu Tư Lén. Ông Tư Lén gốc người Tàu Hải Nam, từ Phanrang dạt lên đây lập nghiệp.
Ngôi nhà chật chội thêm mảnh sân rộng chừng hai vuông chiếu có thể chứa cùng lúc hai mươi thực khách ấy lúc nào cũng đầy ắp người. Đích thân chủ nhân chế biến với những thao tác nhuần nhuyển. Bưng bê thì đã có vợ con. Quán ăn ở trong hốc hẻm nhưng vãn đông khách. Hữu xạ tự nhiên hương mà. Công nhận ngon thì ngon thật nmhưng vẫn có nét đặc trưng “ Chinois “ nó có vẻ dơ dơ thế nào ấy nhưng vẫn được chấp nhận. Đến lúc khấm khá, hủ tíu Tư Lén tiến lên mặt tiền. Giờ thì không chỉ là hủ tíu mà là đủ thứ cho nên bây giờ người ta chỉ nói vào tiệm Tư Lén chứ chẳng mấy ai dùng cum từ Hủ Tíu Tư Lén thân quen nữa.
Trời đất ạ! Hủ tíu nào chẳng là hủ tíu, lại còn đòi hủ tíu Nam vang nữa kìa. Thôi, cũng được. Chiều ý bạn vậy, mình sang quán THANH ĐẠM với món HỦ TÍU NAM VANG.
Hủ tíu Nam vang của quán Thanh Đạm có tiếng ngon và lạ. Ông vốn người miền Nam, chẳng biết duyên trời đưa đẫy thế nào mà lấy vợ Phanrang rồi về đây lập nghiệp. Quán ăn Thanh Đạm nằm nằm cách bưu diện một chút, ngay góc đường, lối rẽ vào bệnh viện. ( bây giờ là cửa hàng văn phòng phẩm ) Ngôi nhà xây, diện tích không rộng lắm, bày biện gọn gàng, sạch sẽ. Đặc biệt là tô, chén, dĩa đều là hàng Nhật tạo cho thực khách cái cảm giac “ bát sạch ngon cơm “. Khách đông, ồn ào quá, mình lên tầng trên cho yên tĩnh một chút đi. Úi chà, cái quán nho nhỏ thế này mà cũng có “ Restaurant à l’étage – Phòng ăn trên lầu “ đấy nhá. Món ăn ngon, chủ quán vui tính, luôn niềm nỡ với khách hàng nên có thể xem đây là một điểm hẹn cuối tuần đấy bạn ạ.
Tháng 6 năm 2010
Bài viết của cụ ông 74 tuổi : LamNguyen ( mà anh cu Gôn gọi là ông nội )
( còn tiếp )

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2010

Sài Gòn - ngày trở lại

Thật bất ngờ - hẹn cuối tháng sẽ vào Sài Gòn , nhưng tôi lại quyết định trong tích tắc là sẽ vào ngay . Lý do thì có dăm ba cái - kết hợp tất cả các lý do lại và tôi quyết định lên đường.
Lẽ ra viết bài lên thanglongkydao.com tường thuật lại nhưng không rõ lý do gì diễn đàn tạm thời không vào đượcnên viết lên đây.

1. Khởi hành : Chuyến xe bão ...không táp
Trong thời bao cấp , tôi đã từng đi những chuyến xe bão táp , chẳng hạn mất gần 24h để đi 300 km .
Chuyến đi kỳ này không như thế nhưng nói chung là có bão ...
11 h trưa 4/6 , leo lên xe , sau 1 h 25 ' (85 phút)- xe đi 1 đoạn đường đến những 26 km đến Finom. Trong khoảng thơi gian đó , chịu sự tra tấn của những màn tấu hài do các "ranh hài" hải ngoại trình diễn , khán giả cười ngạt nghẽo nhưng sao mình cười không nỗi , không rõ mình có vấn đề gì về khả năng cảm thụ nghệ thuật hay không ... cái đó có Chúa mới biết được .
Nhưng mình phải làm bàm chửi thề , vốn có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt nên mình chửi bằng tiếng Việt chứ không chửi bằng tiếng Đan Mạch (ĐM) : "bà mẹ nó - diễn vô duyên thế mà cũng cười được" .
Hết màn tấu hài , xe im lặng được trong chốc lát , thì bằng đầu nghe tiếng trẻ em khóc la ầm ĩ , khôn ghiểu sao chuyến xe này lắm con nít thế , khóc la và ...ói , xe máy lạnh kín kẻ nên một mùi chua lè chua loét bốc lên nên làm 1 số người lớn cũng ...hò theo .
Đến Di linh , xe dừng bên 1 đồi trà để cho hành khách giải quyết một số nhu cầu . Đồi trà cây lúp xúp , lúc này thấy cái sự ngồi lúp xúp với mặt che khẩu trang đỡ trơ trẽn hơn là đứng ngửa mặt lên trời một cách ...tren trở (vì không có tường hay gốc cây to để úp mặt).
Gần tới SG , đài FM luôn cập nhật bản tin giao thông , tất cả các ngã đường gần như ắc tách , mất gần hai tiếng đồng hồ đề từ ngã tữ Vũng Tàu để tới được SG . Vị chi đúng 9 tiếng đồng hồ để xe chạy được 300 km. Vào nhà ăn và tắm rửa xong 1 phát và ngủ .
.......... một ngày thứ bảy gặp mặt gia đình .........

2. Hóc Môn - Sáng Chủ Nhật 6/6
Từ Quân 2 - thay vì đi xe bus đến Hóc Môn thì chỉ mất 10K , nhưng thằng tôi cóc biết đường nên kêu ngay 1 chiếc xe ôm , chạy 1 lèo xuống HM cho chắc chuyện , khỏi sang xe - tất nhiên giá mất gần gấp 10 lần , thế nhưng miệng vẫn nói dóc , móc điện thoại gọi cho anh Thực đi đường nào , đường nào cho gần vì mình đi xe máy , rõ ràng xe ôm là xe máy mà , có điều người khác lái . Anh Thực rất ngạc nhiên trong vòng 1 tiếng mà mình đã có mặt , sao dân Lâm Đồng xuống SG mà chạy xe ác thế ..kha kha , chạy như phim vì mình có chạy đâu .
Ngồi nhà anh Thực một lúc thì Tín, Tuấn , Dark-Blue .... và số anh em Kỳ Hội quán tề tựu đầy đủ , có cả CXQ - anh chàng này rất thầm lặng ít nói , khác với phong cách nhiệt tình sôi nổi trên diễn đàn . Anh Thực Chủ tịch KHQ và là chủ nhà hiếu khách(thương binh - tay vẫn con treo tòn ten trên cổ nhưng ham vui) pha cho mỗi tên 1 lý cafe đá nhâm nhi buổi sáng. Sau đã cả bầu đoàn kéo nhau qua quán Cafe Galang , nơi đang diễn ra giải cờ tướng Hóc môn mở rộng . Ở đây cỏ cả hàng "tướng tá"của thành phố về tham dự , tôi gặp ngay cả những tay cờ từng giả nai về Đơn dương "chăn gà chăn vịt"như TTT- NĐĐ.
Trước khi sang đây tôi không quên phone cho ldtk trêu ghẹo hắn làm trọng tài phải công tâm - không được chỉ chỏ heheeeee. Tôi con nợ ldtk 1 gói 555 nhưng nhất quyết không trả , để cho hắn gặp mình có chuyện để đòi nợ chơi (không hút thuốc mà cứ cáp độ thuôc lá - trả cho hắn phí lắm).
Sau khi dạo 1 vòng xem giải - đánh vài ván cờ giao lưu , quá trưa , tất cả kéo nhau về quán "Mái lá" để nạp năng lượng - lần đầu gặp nhau nhưng tất cả đều thân tình , ấm áp .
Buổi trưa này có cả anh Tiến (BH) - Lâm (NM) , anh Thành lớn tuổi nhưng rất vui tính , anh từng ra Hà nội và thầy TV Bảo thấy anh "đề pa" 1 phát 3 ly là "ai uống được bao nhiêu thì uống ngay" , ấy vậy mà sau vài "ve" , anh còn tiếp tục qua Ga lăng đánh giải rồi quay về "Mái lá " uông tiếp.
Trong cả bàn chỉ có 1 đóa hồng xinh và tôi rất ấn tượng về cô gái này .
Sau tiệc trưa - tất cả kéo nhau quay lại cafe Galang tiệp tục chuyện cờ với quạt .

3. Đánh cờ với mỹ nhân (tựa đề 1 bài viết trên tlkđ).
Lân đầu tiên được đánh cờ với GM .
Lẽ ra tôi giao lưu với Dark-blue vài ván , nhưng GM lại muốn đánh với anh GC vài ván cờ nên Dark-Blue phải nhường cho GM đánh .
(GM không phải là Đặc cấp quốc tế đại sư-Grand Marter -mà là ...Gà mái , cô gái ấy tự xưng thế để đánh cờ với anh Gà cồ , do đó GC là ...GC khà kha)
Quay lại chuyện đánh cờ với GM , ván đầu tiên tôi hăm hở tấn công dồn dập , quên mất là mình đang đánh với ai - mặt cắm cúi nhìn vào bàn cờ rất chi là ...phàm phu tục tử -
Lúc này anh Tiến BH bảo rằng , hàng tướng SG chưa ai ăn nổi ...GM , tôi bừng tỉnh và nhụt mất chí khí khí , nước cờ lụt dần ...lụt dần , nước đi loạng choạng và nhanh chóng thua ngược lại 2 ván .
Chung cuộc tỉ 1-2 nghiêng về đội bạn .
Lúc này có chém ldtk 10 ván cũng chả sướng bằng , lần đầu tiên đánh cờ với mỹ nhân , anh hùng cũng chết chứ nói gì cái thằng như tôi .
GM đáng yêu quá .

4. Dark-blue .
Đã đền giờ về , tôi còn cậu con trai đang chờ ở nhà .
Tất nhiên cuộc vui chưa tàn , ai cũng muốn ở lại , tôi cũng muốn thế nhưng còn công việc nên phải dừng .
Dark_blue đưa tôi ra xe , em hiền lành , ít nói - Lẽ ra Dark-blue chở tồi ra An Sương rồi đi xe bus về , quãng đường hơn 20 km , nhưng sợ tôi không biết phải đón xe như thế nào nên Drak blue đã chở tôi về đến nhà. Vía tôi nặng hay sao ấy mà giữa đường xe thủng lốp . Hai anh em ghé vào 1 quán cóc bên đường trong khi chờ vá xe.
Cám ơn em Dark-blue .
Cảm ơn tất cả các thành viên KHQ đã cho tôi một ngày hè ý nghĩa .
Hẹn gặp lại trong một ngày không xa
Sài gòn- tháng 6 năm 2010

Thứ Năm, 3 tháng 6, 2010

Cầm Nã Thủ

Hôm nay lại có nhã hứng bàn về ... võ thuật
Đọc truyện kiếm hiệp cũng khá nhiều - nghe nói tới chiêu thức "Cầm Nã thủ " rất lợi hại nên tôi quyết tâm tìm hiểu "Cầm Nã thủ " là chiêu thức nào mà lợi hại đến thế .
Thì ra nó là như thế này
Trong tiếng Hoa,Cầm có nghĩa là bắt, chộp theo kiểu một con đại bàng bắt mồi hay một viên cảnh sát bắt một tội phạm.Nã có nghĩa giữ gìn kiểm soát. Như vậy,Cầm Nã là nghệ thuật bắt giữ, chộp và kiểm soát.(trích)
................................................................................................................................................

Nhưng lòng vòng một hồi trên mạng thì thấy chiêu "Cầm Nã thủ" phải như thế này mới gọi là tuyệt chiêu :


Có lẽ đây là một lớp học Thể dục nhưng đang học ngoại khóa về Võ thuật .
Trong ảnh - Võ sư KNM đang thị phạm chiêu thức "Cầm nã thủ " .
Em học sinh này khuôn mặt lộ ra vẻ đau đớn (trong đầu em hs này chắc đang thầm la lên : nó ....chạy lên tới càng cổ rồi cô ơi ) vì bị lãnh chiêu độc , nhưng vì là "thị phạm" nên có lẽ cô ra tay chưa hết sức .
Chỉ tiếc rằng cả một đám học sinh (nữ ) ngồi phía dưới rất là vô kỷ luật , cô " thi triển tuyệt chiêu Cầm nã thủ pháp " thế mà không chịu theo dõi để học tập - thế thì làm sao mà có thể xử lý tình huống đước cơ chứ được cơ chứ .
Đám nữ sinh này quả là tệ thật . Sau này "đụng chuyện" mà thực hành không ra gì thì đừng có mà hối hận nhé
Không thể chấp nhận được !