Dạo trước, đám cưới thường được tổ chức dồn dập vào những tháng cuối năm. Giờ thì khác, ra giêng đã có lai rai, kéo dài cho đến cuối năm là cao diểm. Đi dự nhiều đám cưới, nhất là những đám cưới được tổ chức ở quê, gặp lắm chuyện ´trời ơi “ không nói ra không chịu nỗi.
Từ LOAN PHƯỢNG cho đến….SẮT CẦM :
Đoàn rước dâu vừa về đến nhà là tiến thẳng vào trong chuẩn bị làm lễ gia tiên. Hai họ tỏa ra hai bên, đứng thành hàng nghiêm chỉnh. Vị chủ hôn, một người đứng tuổi đứng giữa. Không khí trang nghiêm, tất cả im phăng phắc , bỗng ông đảo mắt một vòng rồi nói như quát : “ Đàng trai qua bên này, đàng gái qua bên kia. Nam tà nữ hữu, không biết à ? “ Mọi người răm rắp làm theo nhưng chẳng ai biết đâu là tả hữu. Chính ông cũng chẳng biết chính xác nốt. Thực ra, muốn phân biệt tả hữu thì phải dựa vào một điểm cố định để làm chuẩn, đó là bàn thờ. Từ trong bàn thờ nhìn ra, bên trái tức là bên phải của những người đối diện đứng hành lễ. Mọi người vô tình đứng đúng chỗ giờ bỗng hóa sai. Cái không khí đang trang nghiêm trở nên lộn xộn.
Nhìn lên bàn thờ, ông lại phán : Đổi ! Dạ, đổi gì ạ? Đổi chỗ cho cặp đèn, Long phải ở bên này, Phụng phải ở bên kia. Long là chú rễ, Phụng là cô dâu, biết chưa ! Mọi người lại riu ríu làm theo ý ông. Bàn thờ thì cao, lại phải bắt ghế rồi nhờ người phụ giúp mãi một lúc mới được. Giờ thí ai nấy cũng mệt mõi, cứ đứng chờ thử ông còn thay đổi gì nữa không.
Còn đúng ra thì sao ? Cách đây chừng mấy chục năm, Cặp đèn ( nến ) đám cưới trơn tuột, chẳng có hoa hòe hoa sói gì cả. Mấy anh Hoa kiều Chợ lớn đã khéo léo đổi mới sản phẩm, gắn thêm rồng, phụng, một ít hoa lá rồi bán với giá gấp đôi, thế thôi. Rồng với Phụng làm thế quái nào mà nên cặp vợ chồng được. Thì cứ nghĩ xem, Rồng, nếu có, thì nó là loài thú có bốn chân. Còn phụng là loài chim có hai cẳng. Làm sao lại có thể đem một chị hai cẳng gả cho anh bốn chân được nhỉ ? Cũng nên biết, Phụng/Phượng là chim mái. Còn “ đấng phu quân “ của Phượng là chim Loan. Chim Loan còn gọi là chim Hoàng ( Phụng cầu Hoàng là tên một làn điệu ca cổ ) .Chim Loan và chim Phụng cùng hót thì âm thanh nghe rất hay, dó là LOAN PHƯỢNG HÒA MINH. ( còn rồng thì không hót được đâu nhé ). Người xưa thường dùng câu này để chúc mừng đôi vợ chồng mới cưới .
Có lần, cũng trong một đám cưới, một vị ý chừng là đại diện nhà trai, nhìn thấy trên tường có câu : SẮT CẦM HẢO HIỆP để chúc mừng cô dâu chú rễ, ông nhếch mép cười ruồi rồi phán một câu : “ Viết thế mà cũng viết, SẮC màviết SẮT “. Hình như là, mấy vị được người ta nhờ làm chủ hôn, thường có một căn bệnh chung là thích phô trương kiến thức ( vốn kèm nhèm ) của mình. Ông đâu biết rằng, SẮT ở đây không phải là NHAN SẮC. Sắt, Cầm là tên của hai loại đàn cổ, khi cùng hòa tấu tạo nên một âm thanh rất hay.
Còn đây SONG HỶ
Vừa ngồi vào bàn ăn, tay cầm ly rượu, ông lại nói, các vị có biết tại sao trong đám cưới luôn có chữ SONG HỶ không ? Rồi cũng chẳng cần đợi câu trả lời, ông giải thích. Song là hai, Hỷ là vui. Song hỷ là hai họ trái gái cùng vui. Một ông khác lại cho song hỷ có nghĩa là, cô dâu chú rễ cùng vui. Cả hai ông đều giải thích lụi. Thực ra, SONG HỶ không phải là hai họ vui, cũng không phải là hai người vui, mà là HAI NIỀM VUI.
Chuyện kể rằng :
Xưa, có một chàng nho sinh trên đường lai kinh ứng thí ( có tài liệu viết, đó là Vương An Thạch – Trung quốc ), khi đi ngang qua Mã gia trang, thấy trước cổng treo một cái đèn kéo quân rất lớn, bên cạnh là một vế đối :
ĐĂNG TẨU MÃ, TẨU MÃ ĐĂNG, ĐĂNG TỨC MÃ ĐÌNH BỘ
Nghĩa là : Đèn kéo ngựa, ngựa kéo đèn, đèn tắt ngựa dừng chân.
Ai đối được, trang chủ sẽ chọn làm rễ. À, thì ra đây là một vế đối chiêu phu. Câu đối hay, lạ. Chàng nhập tâm rồi để đó. Vào trường thi, bài vở chàng làm thông suốt. Đến khi nạp quyển, còn phải làm câu đối tại chỗ. Nhìn thấy là cờ có thêu hình cọp bay phất phới, quan chủ khảo bèn ra vế đối ;
PHI KỲ HỔ, HỔ KỲ PHI, KỲ QUYỆN HỔ TÀNG THÂN
Nghìa là : Cờ bay cọp, cọp bay cờ, cờ cuộn cọp ẩn mình.
Một vế đối khá hóc búa. Chợt nhớ tới vế đối của Mã trang chủ, chàng đem ra ghép thừ. Lạ chưa, một câu đối quá đạt đến mức “ chuẩn không cần chỉnh “.
Khi về, ngang Mã gia trang, đèn còn đó, vế đối còn đó. Chàng xin vào, rồi đem vế đối ở trường thi để đối lại với vế đối của trang chủ.:
ĐĂNG TẨU MÃ, TẪU MÃ ĐĂNG, ĐĂNG TỨC MÃ ĐÌNH BỘ
PHI KỲ HỔ, HỔ KỲ PHI, KỲ QUYỆN HỔ TÀNG THÂN
Hay tuyệt. Trang chủ hết lòng mừng rỡ rồi chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành hôn lễ. Trong ngày cưới, chàng nho sinh lại được tin đã thi đậu. Niềm vui nối tiếp niềm vui. Vừa đại dăng khoa ( thi đậu ) lại tiểu đăng khoa ( cưới vợ ). Chàng bèn viết hai chữ SONG HỶ treo trước phòng hoa chúc. Song hỷ là thế đó…
Và những BỰC MÌNH :
Nhận được thiệp báo hỷ của bạn bè, bà con chòm xóm, không đi dự coi không được. Đi dự thì vướng phải lắm chuyện bực mình. Điều gì làm bạn khó chịu nhất khi dự tiệc cưới? Nhiều lắm. Trước nhất là nhạc. Đám cưới giờ đây có cái bệnh mời thật đông, năm sáu trăm khách, thậm chí tám trăm, cả ngàn là chuyện thường.. Đông thì ồn như vỡ chợ . Thật vô phúc khi phải ngồi gần dàn nhạc hoặc gần cái ô-tà-lơ { haut-parleur – loa phóng thanh ). Tiếng nhạc mở hết cỡ như dùi đục đâm vào tai. Xin lỗi, tôi có ông bạn, ông này dùng cụm từ hơi thô tuc, ông ấy gọi như thế là bị hiếp-dâm-lổ-tai .Tục thì có tục nhưng quá chính xác. Bỡi, mình chỉ ngồi chịu trận, không làm sao tránh thoát, Ngồi cùng bàn, nói chuyện với nhau mà phải khoa tay múa chân chứ nói bình thường không tài nào nghe được. Lại còn hát nữa chứ. Đủ thể loại, từ Rap, Rock cho đến dân ca, tiền chiến, đỏ, vàng, hài hước, bi ai đêừ có tuốt. Nghe phát khùng. Thứ đến là anh chàng/cô nàng MC. Hình như cô cậu MC nào cũng vậy, học thuộc lòng một mớ ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan đến đám cưới, đến vợ chồng , đem chắp nối, xào nấu rồi thao thao bất tuyệt một cách…vô hồn. Có anh lại còn phát ngôn rất thiếu văn hóa : “ Chú rễ hun cô dâu đi, một, hai, ba… hun đi. Không hun thì tui hun a! “.Trời đất, dẫn chương trình đám cưới mà cứ như hoạt náo viên trong vỡ tấu hài.. Phát ngôn như thế có đập vào mồm cũng đáng.
Đến chuyện ăn uống cũng bực mình không kém. Ngồi vào bàn ăn, có nhiều người muốn chứng tỏ mình là người lịch thiệp, cứ gắp thức ăn bỏ vào chén người khác, không cần biết họ có dùng được, có thích món đó không. Bạn không dùng được thịt gà vì dị ứng? Ông bên cạnh vừa cho vào chén bạn một cái đùi gà đấy thôi. Bạn sợ nhất là món mực tươi, vì mỗi khi dùng món này là có “ sự cố “ về tiêu hóa ? Chị ngồi kề vừa cho vào chén bạn non nữa chén.đó. Bụng tức anh ách nhưng miệng lại phải cám ơn, cám ơn. Lại có người vô tư dùng đũa của mình đang ăn, dang mút mà gắp thức ăn cho người khác mới đọa chứ. Họ không biết, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác là điều nên tránh. Vào bàn, mời nhau một tiếng là đủ rồi. Chuyện ăn là thế, chuyện uống cũng chẳng khá hơn. Hình như, có một số người nghĩ rằng, bỏ tiền ra đi ăn cưới thì phải cố giật lại cho hòa vốn. Thức ăn, thức uống tràn lan, nửa trong nủa ngoài. Ép nhau, nói cạnh nói khóe nhau cứ như đang nhậu ngoài vĩa hè chứ không phải trong tiệc cưới.
Ở trong một môi trường như thế, không bực mình mới là chuyện lạ.
Lamnguyen