Mấy tháng nay chẳng hề bận tâm, nhưng từ hôm kể cho các bạn nghe về cây vú sữa sau vườn “ đột ngột từ trần “ mình cứ băn khoăn mãi . Suốt mấy đêm liền trằn trọc không ngủ, cứ nghĩ vì sao cái cây đang mạnh khỏe, to lớn như thế chỉ bị chặt mấy cành mà lại chết . Đến bụi cỏ cắt ngang còn trơ lại gốc mà nó vẫn sống, vẫn sinh sôi nảy nở hơn xưa huống gì đây là một cây cổ thụ .
Dạo còn ở trọ dưới phố, cạnh nhà mình là nhà của gia đình ông Ba . Một ngôi nhà gỗ nhỏ sạch, xinh . Sân rộng . Quanh sân là những luống hồng . Loại hoa giống ngoại lại được chăm sóc chỉn chu nên cho hoa kép đủ màu, ai nhìn cũng tấm tắc ngọi khen và muốn chiếm hữu . Ông Ba có hai người vợ . Hai người này lại là cô cháu với nhau . Có lẽ, ông thấu hiểu thấm thía cái câu : “Ếch kêu dưới bụi tàn ô / Dượng mà lấy cháu bỏ cô sao đành “ nên ông tẻm con cháu nhưng không vứt bỏ bà cô . Thế là cô cháu trở thành chị em, vợ cả vợ hai . Gia đình có vợ cả vợ hai thường lục đục . Đó là chuyện thường . Ông Ba rất khéo . Ông có mấy tuyệt chiêu mà bọn đàn ông nên học tập .Khi biết có phong ba bão tố sắp nỗi lên, việc trước tiên là ông bưng các chén kiểu, dĩa sứ cất vào tủ rồi chốt lại cẩn thận, chì chừa bên ngoài mấy cái chén đá sứt, tô sành mẻ . Tiếp đó là màn quát tháo ầm ĩ, tiếng đồ vỡ, miểng chén, miểng tô, dĩa văng tứ tung . Đến lúc ông rút ra cây rựa dài ngoằng thì hai bà vợ mặt mày xám ngoét không còn chút máu . Chẳng nói chẳng rằng, ông ra sân vung rựa xoèn xoẹt phạt ngang gần sát gốc các bụi hồng . Nhìn những cánh hoa mãn khai rơi lả tả, ai thấy cũng tiếc hùi hụi, riêng ông vẫn thản nhiên mặt lạnh như tiền . Nếu sóng chưa lặng, gió chưa im, ông lại vào nhà rút chiếc roi mây gác sẵn trên tường, vụt cho mỗi bà năm bảy roi, thì tất cả lại đâu vào đó . Hòa bình tái lập, việc ai nấy làm . Lại thấy ông chiều chiều tưới nước, bón phân cho mấy bụi hồng . Chừng tháng sau, những cành tơ vươn lên . Đến mùa, hồng hoa lại khoe sắc thắm, có phần rực rỡ hơn xưa .
Dạo 1954 tôi làm ở đồn điền trà J.Bastos B’lao . Đồn điền vào loại rộng nhất thời bấy giờ . Bạt ngàn một màu trà xanh . Đến mùa thu hoạch, hàng mấy trăm công nhân lưng gùi tay hái . Những lô trà nào đã thu hoạch xong phải trải qua một công đoạn mới gọi là Détaillage . Détaillage là một thuật ngữ, có thể hiểu là cắt tỉa triệt để .Phải cắt chéo chứ không được cắt ngang . Cắt ngang sẽ có mặt cắt tròn, nước mưa đọng lại trên đó không tốt . Cắt chéo cho mặt cắt hình ovale, cách này còn gọi là vạt móng ngựa ( mặt cắt giống hình móng ngựa ) nước không đọng lại . Lô trà nào đã cắt xong, nhìn từ xa, bạn có thể mường tượng như vô số cánh tay khổng lồ từ dưới đất vươn lên xòe ra những ngón tay kỳ dị . Chừng một tháng sau, trãi qua vài cơn mưa, đồi trà lại phủ kín một màu xanh tươi hơn trước . Đặc tính của cây cối là vậy . Chặt, cắt, tỉa chỉ là phương thức kích thích cho cây tăng trưởng tốt hơn . Từ đó suy ra, cái chết của cây vú sữa nhà tôi có nhiều uẩn khúc .
Con Gà Cồ bắc thang trên nóc nhà cầu, leo lên đưa tay níu thử vài cành . Giòn rụm . Gẫy ngay . Rồi lại đưa tay sờ quanh thân cây, xuống gần phìa gốc . Trời ạ ! Ban thấy gì chưa ? Zoom ảnh to lên một chút . Đó . Cái lổ . Những cái lổ . Những cái lổ tròn, đều tăm tắp, đường kính miệng cở hai phân . Có tất cả sáu lổ như vậy . Không dễ gì dùng vật nhọn để đục như thế, tròn, đều . Chắc chắn là phải dùng khoan . Gốc vú sữa to lắm, có khoan mươi, mươi lăm lổ cũng chẳng nhằm nhò gì nếu người ta không đổ vào đó một loại hóa chất, tôi ngờ rằng, là acide đậm đặc . Có như vậy mới đốt được toàn bộ rễ . Không còn rễ, làm sao có dưỡng chất nuôi cây . Cây chết là lẽ tất nhiên . Như vậy đã rõ . Cây vú sữa góc vườn nhà tôi đã bị ám sát/bức tử/đầu độc gọi cách nào cũng đúng . Sao lại thế nhỉ ? Việc tìm ra kẻ xấu cũng chẳng khó khăn gì . Kẻ xa lạ muốn vào đến gốc vú sữa phải vượt qua vài lượt tường rào . Cây mùa này chưa có quả, giả dụ có quả đi nữa thì vào hái một mớ rồi chuồn cho nhanh, thì giờ đâu mà làm chuyện ấy . Chỉ cần dùng phương pháp loại suy là xong ngay . Nhung rồi để làm gì ? Đằng nào thì cây cũng đã chết, nói ra cũng chẳng cứu vãn được gì lại còn mất tình làng nghĩa xóm . Thôi thì, cứ để gió cuốn đi cho lòng nhẹ nhàng, thanh thản . Nhưng tôi vẫn thầm nghĩ rằng, ai kia cũng có lúc bất chợt thấy lòng chẳng đặng bình yên khi đã nhẫn tâm cướp đi sự sống, dù chỉ là sự sống của cây, một loài vô tri vô giác .
giet mot cay co thu co tren 50 tuoi thi cung nhu giet di mot mang nguoi, ac thiet!!
Trả lờiXóaVâng , ác thiệt đó bác.
XóaNhư vậy người ta thừa lúc gia đình Bác đi câu hoặc đi vắng mới chơi cây vú sữa này. Người lạ không ai làm chuyện kỳ cục vậy đâu? Cháy nhà ra mặt chuột, Bác viết tấm bảng treo trên cây:
Trả lờiXóa"Cám ơn bà con đã giảiquyết dùm cây vú sữa của tui"!!
Xin chia sẻ sự việc không tốt này với gia đình Bác!
:)) - Tôi nghe bác thử treo cái bảng xem sao
XóaO gan may nguoi nhu vay thiet la nguy hiem, biet dau co ngay no dau doc rau song, sa lach hay trai cay trong vuon thi qua la tai hoa!! Phai lam cho ra trang ra den moi duoc, hong bo qua nha thay Chau!
Trả lờiXóaCây cho bóng mát, quả ngọt. Nó là hại ai, có chăng chỉ là vài cái lá rụng. Để chiều chiều mang cái chổi xương ra quét, đó cũng là thú vui lúc chiều đến. Thật không hiểu nổi lại có người tâm địa ko tốt như thế. Nhà cháu cũng có cây vú sữa từ lúc nhỏ đã thấy nó cho trái rồi. Đi học về là ngồi vắt vẻo trên cây măm vú sữa. Còn giờ là niềm vui của mấy đứa trẻ trong xóm. Đến mùa trái là chúng lại tụ tập. Gắn bó với cây vú sữa suốt tuổi thơ, nên cháu cảm nhận được bác buồn thế nào khi cây chết. Chia buồn cùng bác.
Trả lờiXóaAi cũng nghĩ được thế thì quí hóa quá rồi con gì .
XóaCảm ơn cô Quạt mo nhé.