Hôm rồi, báo Thanh Niên có bài : Đọt su, giữa thiên dường raucủ. Nội dung bài viết ca ngợi su su hết ý, nhất là đọt su. Kể ra, nói như vậy cũng không quá lời. Susu có thể chế biến nhiều món ăn : Xào với trứng. làm nộm, nấu canh… Nhưng dơn giản nhất là luộc. Su luộc mà chấm với chao, loại chao thật cũ có pha thêm tí dường, chanh ớt thật cay thì tuyệt lắm. Nhung ít ai biết, đọt su, cái phần mà người ta tưởng như bỏ đi mới là cái phần ngon nhất. Đọt su đem tướt vỏ ngoài , luộc chần ( đừng để mềm quá ) rồi xào tỏi ớt mới thật tuyệt vời. Cái món này cũng ngang ngữa với bố xôi xào tỏi ớt mà người ta thường thấy xuất hiện trong thực đơn các nhà hàng ở thành phố, e có phần nhỉnh hơn nữa là khác.
Những năm đầu của thập niên 80, nếu ai qua vùng Đơn Dương ( nhất là Trạm Hành ) sẽ thấy vườn su bạt ngàn. Vườn su che kín cả nhà cửa. Có thể nói, lúc bấy giờ susu nuôi sống dân vùng này, trăm thứ cơm áo gạo tiền cũng từ susu mà ra.. Nhung làm su cực lắm, nhất là khi thu hoạch. Trạm Hành cách Dran 9 km theo quốc lô, nhưng cắt đường đi tắt thì khoảng ba cây. Chỉ ba cây, nhưng núi non chập chùng, đường cao dốc đứng, đi không còn khó huống hồ con gánh su xuống đồi. ( một gánh chừng 40 – 50kg ). Đêm đêm, tầm ba giờ sáng, người ta bắt đầu gồng gánh nối đuôi nhau rồng rắn xuống chợ. Ánh đuốc bập bùng trong đêm khuya như con rồng lửa đang chuyển mình trong màn sương giá lạnh từ trên cao xuống thấp dần…thấp dần.
Cuộc sống lúc bấy giờ khó khăn lắm. Giáo viên tháng lảnh năm mươi đồng và mười ba ký lương thực. Lương thực chứ chẳng phải gạo ròng nhé .( khoai, sắn hoặc bo bo chiếm phần lớn ).Chợt nghĩ, sao mình không thử trồng su ? Thế là có thêm một giàn su ra đời. Trồng su phải làm giàn. Làm giàn phải có trụ. Trụ ở đâu? Mua ? Đâu có ai bán mà mua. Mà nếu có bán cũng chẳng thể mua được vì tiền đâu. Đành tự túc, đói đầu gối phải bò. Thế rồi, hai anh em, ông anh mười lăm thằng em lên bảy, mỗi sáng tan học về vội vàng cơm nước, chẳng nghỉ trưa, đã chân trần vác rìu cùng nhau lên núi. Đường không xa lắm, chừng hơn hai cây số nhưng hết lên đồi lại xuống dốc, hết xuống dốc lại lên đồi, đi về mất non bốn tiếng. Đống cây trước sân cứ nhiều dần, lớn làm trụ nhỏ làm củi.
Chiều chiều, cứ tầm ba rưỡi, mẹ thấp thỏm ra vào, mắt hướng về triền núi xa ngóng đợi, con bố hết ra lại vào, suy nghĩ vẩn vơ…rồi làm thơ để tặng Gỗ Mun :
CÙNG ANH LÊN NON LẤY CỦI
Chiều nay ta lên non
Cùng anh di lấy củi
Con đường xa vời vợi
Trên cành chim véo von
Trời cao mây trắng bay
Bướm vàng nghiêng đôi cánh
Im im chiều cô quạnh
Nghe chừng như ngất ngây
Vung tay rìu nhanh nhanh
Cây run mình gục đổ
Ta nghe cây than thở
Rừng xanh ơi rùng xanh
Nhà ai khói lên rồi
Quyện vòng như dãi lụa
Mẹ chờ bên song cửa
Anh ơi ! Về đi thôi
26.11.82
Bài thơ này làm em nhớ bài hát Chiều (Hồ Dzếnh - Dương Thiệu Tước) quá ...
Trả lờiXóaTrên đường về nhớ đầy
Chiều chậm đưa chân ngàỵ
Tiếng buồn vang trong mây
Tiếng buồn vang trong mây
Chim rừng quên cất cánh
Gió say tình ngây ngây
Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay
Chất trong hồn chiều nay
Tôi là người lữ khách
Màu chiều khó làm khuây
Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây !
Nhưng ngày còn học PT , buổi sáng trên trường , buổi chiều ở trên rừng . Đi chân trần , leo 4 con dốc nghiêng 45 độ , quãng đường dài khoảng 4 km để vác củi , vác trụ làm giàn su .
Trả lờiXóaBây giờ mang giầy vơ đàng hoàng thì có thể leo lên đước 1 con dộc . hihiii
Ngày ấy tuy khổ nhưng rất vui và vô tư ...
Bác Gà hồi nhỏ chuyên đi đường rừng, không biết bây giờ đánh cờ có hay đi "đường rừng" cho đối thủ sợ không vậy ta?
Trả lờiXóaHehe, riêng bài "Chiều", câu cuối có người đã "chế" lại như sau:
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Hút hoài không ra hơi!
Hehehe - Thỉnh thoảng đánh cờ cũng phải đi mấy chiều rừgn rú một chút chứ :D .
Trả lờiXóaLâu quá không đánh ván nào , từ tháng 7 năm ngoái , đánh với dinhxuanthu đền giờ không đánh thêm ván nào nghiêm túc nữa cả . Lâu lâu lên Zing đánh "lẹt quẹt" vài ván giải trí cưc kỳ kém chất lượng .