Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

32 năm Worlcup


Tôi theo dõi WC lần đầu tiên là Espana 1982, tính tới giờ thì đã 32 năm và tôi đã lần thứ 9 được xem WC. 
Espana 1982
Thời đó cái radio để nghe , cái TV đen trắng còn không có thì đứng nói đến chuyện xem truyền hình trực tiếp. Mỗi buổi chiều đứng “chóc mỏ” trước ngã 3 chùa, nơi có cái loa công cộng tiếp sóng radio tường thuật lại các trận đấu đã qua, nghe mà mà hình dung các câu thủ đi bóng , sút bóng, thủ môn bay lượn giữa khung thành…đó là những thông tin nóng hổi nhất từ WC, báo chí lúc này là một thứ xa xỉ phẩm , Dran lúc đó hình như chưa có sạp báo hay là có sạp báo mà mình không có tiền mua thì tôi không rõ. Bác tôi là nhà báo ở tận Đà nẵng, ông gửi cho ba tôi một chồng báo về WC 82, tôi đọc ngấu nghiến không chừa một chữ nào, nội dung thì đến giờ có nhớ có quên nhưng cái cốt lõi vấn đề thì không quên, mà khi đủ lớn để nhìn lại thì không khỏi buồn cười. Ví dụ như “ bóng đá hiện đại có 3 trường phái: trường phái Nam Mỹ- trường phái châu Âu và trường phái bóng đã XHCN” Chả là khi ấy có 4 đội bóng XHCN được dự vòng chung kết là Liên Xô, Ba Lan, Hunggary và Tiệp Khắc, với chiến thắng tưng bừng 10-1 của Hung trước Honduras. Lúc đó tôi chỉ là một cậu bé chưa tròn 15 tuổi những cũng nhận ra một sự nịnh nọt ngô nghê.
Liên Xô năm ấy trận mở màn thua Brazil 1-2, khi đó trọng tài và các câu thủ Brazil bị các nhà báo (hay lều báo ?) của ta ném đá tơi tả, bàn mở tỉ số của Liên Xô được miêu tả như bức tranh vẽ, một cú sút xa từ khoảng cách 33m và các nhà báo của ta đặt tên là “cú sút Adrey Ban”- tên câu thủ ghi bàn. Braxin năm đó với Zico và Falcao, Socrates tạo nên hàng công vào loại mạnh nhất trong lịch sử bóng đá tại World Cup 1982, các cầu thủ Brazil đa số là trí thức và rất tài hoa, nhưng vị lỡ thắng LX nên đươc mô ta như những chú hề, tội nghiệp nhất là chàng thủ môn , vị trí yếu nhất của Brazil năm đó…



Mexico 1986
Bốn năm sau, tôi đã ra trường và học CĐSP tại Đà lạt, không còn cảnh đững ngã ba nghe WC mà đã được xem WC hẳn hoi, hiển nhiên xem chùa bên Nha Địa Dư, văn minh hơn tất nhiều so với những fan hâm mộ tại Dran.
Tại Dran lúc này đã xuất hiện dăm ba cái TV trắng đen, cũng xem WC nhưng toàn bắt đài “Cam Ranh” cát và cát, một Maradona mặc những 8 cái quần đùi nhưng có vẫn hơn không.
Cứ hình dung cái thời sinh viên, một ngày 2 bữa cơm với susu và canh “toàn quốc”, mỗi bữa cơm lưng lưng 2 chén. 16h chiều hôm nay bỏ bụng 2 chén lên cầu thang về phòng đã tiêu mất nhưng phải chịu đựng đến 11h trưa hôm sau mơi được cho vào bụng tiếp 2 chén cơm. Thế mà vẫn WC, Mexico chênh với VN 12-13 giờ nên những trận bóng đá toàn giờ giấc oái ăm, toàn 1-2 hay 3 h sáng. Trước chiếc TV 14 inch trắng đen không dưới 100 khán giả chen chúc nhau hò hét cỗ vũ, vui ơi là vui, quên cả cái đói.
Cái tiếc nhất năm đó là trận tứ kết Pháp- Brazil, bọn bạn xấu bụng dậy đi xem mà không thèm gọi mình dậy nên để luốc mất một trận kinh điển của bóng đá thế giới mà cứ mỗi 4 năm một lần, người ta không khỏi nhắc lại trận đấu ấy.
Năm đó không được đọc báo nhiều, nhưng có một câu mà tôi vẫn còn nhớ : “ Frrnandez cứu Platini-Platini cứu Zico- Zico cứu Socrates- Socrates cứu cả đổi tuyển Pháp nhưng tất cả nhờ đôi bàn tay của Joel Bass”. Tiếc rằng, một tuyển Pháp hừng hực khí thế với bộ tứ huyền thoại : Michel Platini ,Jean Tigana, Alain Giresse, và Luis Fernandez bị cỗ xe tăng Tây Đức lừng lững và thực dụng chặn đứng tại bán kết với tỉ sổ 0-2, quá đao lòng…



Italia 1990
Năm này, một số gia đình có khả năng mua TV, thậm chí cả TV màu mặc dù giá của nó có thể lên tới vài cây vàng. Vấn đề là có TV thì chưa chắc đã xem được truyền hình. Địa bàn đồi núi ở Lầm đồng như thế nhưng số trạm phát sóng cực hiếm, chi có 1 luồng sóng mỏng manh từ trạm phát sóng Phát Chi cách đó 15-16km chỉ 1 hoặc 2 nhà bắt được THTT bóng đá, nhà có TV thì không có sóng, nhà có sóng thì không có TV.
Tuy vậy vẫn có một vài nhà đạt đủ điều cần và đủ cho việc xem THTT Italia 90, mà có màu hẳn hoi. Nhưng sức chứa cho người xem có hạn, để không xảy ra sự cố “vỡ sân”, chủ nhà đóng cửa từ rất sớm , vị trí đặt TV là phòng khác trên lầu , chỉ người quen thân mới vào xem được bằng cách tới giờ qui định thì từ trên lầu thả xuống một cái thang tre để leo lên lầu ngả này. Mùa hè nước Ý vẫn sôi động và tôi xem gần như không sót trận nào.
Xem bóng đá mà không yêu hoặc không ghét đội nào thì quả là chán. Tình cảm có thể thay đổi theo thời gian, có thể 86 yêu Argentina nhưng đến 90 thì ghét cực- thế mà Maradona và các đồng đội lò dò vào trận chung kết với CHLB Đức, xem trận Brazil vs Argentia thấy mà đau lòng cho các … cô gái Brazil bốc lứa trên khán đài nhưng nước mắt ngắn, nước ắt dài khi sắp kết thúc trận đấu, mà ma xui quỉ khiến thế nào, không biết mấy chúc cú sút của Brazil tưởng chừng nhứ xé toang mành lưới của Goycoecha vậy mà vẫn không vào!
Không ưa gì tuyển Đức vào năm đó nhưng họ vô địch hoàn toàn xứng đáng, nhất là khi gặp kẻ khó ưa Argentiana ở trận chung kết.



USA 1994
8 năm sau đổi mới, tình hình kinh tế khá hơn xưa, lúc này đã đi làm được vài năm, cũng kiếm được cái tv “nội địa “ 14 inch , có màu, có ...remote. Dran cũng bắt được sóng của một trạm phát sóng cách đó chục km, hình ảnh tuy chưa cực sắc nét nhưng so với trước kia thì đó là trong mơ.
Xem WC tại nhà, có bạn bè tới cùng xem, có mì gói, có bánh mì và nhiều thứ khác để bổ sung năng lượng, nói chung là một WC tạm thời no đủ nhưng cái độ hào hứng so với 4 hay 8 năm về trước cũng kém đi nhiều.
Ông bạn vong niên quí hóa, chuyên gia bình loạn bóng đá đã sang tận trời Tây theo dạng HO nên việc xem bóng đá đã trầm lặng hơn, anh ấy được vào tận sân xem trực tiếp và chụp hình chụp bóng gửi về làm mình thèm cái không khí trên sân, cho tới giờ này thì chuyện trực tiếp xem trên sân cũng chỉ là mơ- quá khó để thực hiện điều đó.
Trước kia, còn vài tiếng đồng hồ mới có tới giờ ra sân thì ta đã dậy trước đó, lò dò dắt nhau xuống phố chầu chực để được xem, giờ giăng cái ghế bố, nằm gác chân xem nhưng sao thấy nhạt dần, đúng là xem bóng đá cần phải có cái không khí bóng đá chứ không đơn thuần dán mắt trên màn hình xem 22 thằng giành nhau 1 quả bóng.
WC 1998 trở về sau thì chả còn chuyện gì để nói, đến hẹn lại lên, người xem ta cũng xem, kén cá chọn cạnh, trận nào đáng thì xem, không đáng ta ngủ !

2 nhận xét:

  1. Hehe, bác Gà có nhiều kỷ niệm với World Cup quá nhỉ. Em thì bắt đầu xem đá banh từ Euro 88 sau đó là World Cup 90. Công nhận mấy giải hồi xưa xem thiếu thốn thông tin mà vui ghê. Bây giờ loạn thông tin rồi hehe, mấy tờ Tin nhanh cũng không thèm ra luôn vì mở mạng ra là có đủ thông tin rồi, ai mà thèm đọc tinh nhanh nữa hehe.

    Trả lờiXóa
  2. Hi hi, nhắc tới tin nhanh mới nhớ, từ 94 trở về trước ăn xong chực ở quầy báo chờ tin nhanh để phân tích tổng hợp và làm quân sư quạt mo. Từ ngày có Internet, tinh nhanh ế hàng- hehehe

    Trả lờiXóa