Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Thiên đường gọi tên Barca

Cơ hội này mà không chém gió thì uổng phí - trận đấu cuối cùng mà - Phải tham gia chém thôi dù là nửa đêm . Lực lượng  MU cực kỳ đông đảo . Chỉ khi nào Barca nắm lợi thế thì mới nổ  được , may mà ta đã có cơ hội để nổ
+ Trước trận  đấu :
Đây là "trùm chém gió " trung _cadan , fan cuồng nhiệt của MU 
Quả là lực lương MU cực kỳ đông đúc :
+scholes : 2 năm trước Ronaldo đã không làm nên chuyện trước barca nhưng hi vọng 2 năm sau Chicharito có thể làm nên chuyện , nếu đúng như vậy thì Chicharito sẽ là cái tên của định mệnh , cái tên của lịch sử mặc dù trong thâm tâm mình vẫn muốn scholes tỏa sáng và ghi bàn quyết định cho MU như anh đã làm cách đây 3 năm
+TheGunners: Trận chung kết C1 năm nay có thể như một ván cờ. một già, một trẻ, về kinh nghiệp có lẽ Alex sẽ hơn hẳn Pep Guardiola, nhưng có lẽ Alex sẽ nhớ trận thua 2-0 trước. trận này chỉ có đột biến mới làm thay đổi cục diện trận đấu. Messi có lẽ vậy. chìa khóa chính là đôi chân huyền ảo của tiểu Maradona. ngôi sao lớn của trận đấu lớn. 2-0 Messi(25') Vila(85').
+caobathu2007 : đốp lại ngay:  (25') Messi bị thẻ vàng, (85') Villa đá hỏng penalty 
Thi nhau dự đoán - chem gió - Chú abc này từng xát muối vào nỗi đau của ta 2 năm trước , chú theo Inter , Barca năm ấy bị núi lửa phun trào phải di chuyển hơn 1000 km bằng ôtô  nên chuốc lấy thảm bại trước Inter .,tay nay năm đó khoác áo Inter Milan trên avatar , năm nay lại khoác áo Barca , tất nhiên không phải fan chân chính của Barca , nhưng dù sao lúc này cũng là đồng minh hehehehe .

+ Tớ cũng không hề kém cạnh :
Các cầu thủ MU to khỏe - 10 phút đầu tiên của trận đấu là của MU - họ tấn công dồn dập- băm bổ ...và thiếu đầu óc , và MU cũng chỉ có thế .
Sau 10 phút đầu chưa bắt nhịp , Barca lấy lại thế trận , 66 % thời gian kiểm soát bóng, bài toán hóa giải lối chơi của Barca và khóa chạt Messi vẫn là bài toán khó chưa có lời giải đúng . Điều gì đến phải đến . !-0 cho Barca .
Bỗng dưng từ đâu đó xuất hiện 1... con RÙA to tướng , mãi nhìn Ryan Giggs trong tư thế ăn cắp trứng gà - thế là lưới Barca rung lên . MK ...1-1 .

Trận này thấy Wayne Rooney,Ryan Giggs , Park Ji-Sung phòng thủ khá tốt hehehee

Mình "đá đểu " cũng hay lắm chứ đâu kém gì 
Kết thúc trận đấu , buồn thật , chỉ còn một mình độc thoại trên diễn đàn - fan MU cuốn gói đi tất tần tật , giả lơ không nghe mình nói gì cả hơ hơ ...


Một lạt sau , Hưa Ngân Xuyên Vn ngủ dậy :

Giữa gái đẹp và Barca , chắc là themgadep vẫn ..mê gái hơn , nhưng cũng tranh thủ vào .."chọt " 1 phát 

Ngủ dậy - đi đánh cờ suốt 1 ngày - chả biết cờ quạt thắng thua thế nào nhưng khoán "đá xoáy" của 6789 cũng đáng gờm :D

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

VÀI CHUYỆN NHỎ QUANH ĐÁM CƯỚI

                    

      Dạo trước, đám cưới thường được tổ chức dồn dập vào những tháng cuối năm. Giờ thì khác, ra giêng đã có lai rai, kéo dài cho đến cuối năm là cao diểm.  Đi dự nhiều đám cưới, nhất là những đám cưới được tổ chức ở quê, gặp lắm chuyện ´trời ơi “ không nói ra không chịu nỗi.

      Từ LOAN PHƯỢNG cho đến….SẮT CẦM :

      Đoàn rước dâu vừa về đến nhà  là tiến thẳng vào trong chuẩn bị làm lễ gia tiên.  Hai họ tỏa ra hai bên, đứng thành hàng nghiêm chỉnh.  Vị chủ hôn, một người đứng tuổi đứng giữa.  Không khí trang nghiêm, tất cả im phăng phắc , bỗng ông đảo mắt một vòng rồi nói như quát : “ Đàng trai qua bên này, đàng gái qua bên kia.  Nam tà nữ hữu,  không biết à ? “ Mọi người răm rắp làm theo nhưng chẳng ai biết đâu là tả hữu.  Chính ông cũng chẳng biết chính xác nốt.  Thực ra, muốn phân biệt tả hữu thì phải dựa vào một điểm cố định để làm chuẩn, đó là bàn thờ. Từ trong bàn thờ nhìn ra, bên trái tức là bên phải của những người đối diện đứng hành lễ.  Mọi người vô tình đứng đúng chỗ giờ bỗng hóa sai.  Cái không khí đang trang nghiêm trở nên lộn xộn.

      Nhìn lên bàn thờ, ông lại phán : Đổi ! Dạ, đổi gì ạ?  Đổi chỗ cho cặp đèn, Long phải ở bên này, Phụng phải ở bên kia.  Long là chú rễ, Phụng là cô dâu, biết chưa !  Mọi người lại riu ríu làm theo ý ông. Bàn thờ thì cao, lại phải bắt ghế rồi nhờ người phụ giúp mãi một lúc mới được.   Giờ thí ai nấy cũng mệt mõi, cứ đứng chờ thử ông còn thay đổi gì nữa không. 

      Còn đúng ra thì sao ?  Cách đây chừng mấy chục năm, Cặp đèn ( nến ) đám cưới trơn tuột, chẳng có hoa hòe hoa sói gì cả.  Mấy anh Hoa kiều Chợ lớn đã khéo léo đổi mới sản phẩm, gắn thêm rồng, phụng, một ít hoa lá rồi bán với giá gấp đôi, thế thôi.  Rồng với Phụng làm thế quái nào mà nên cặp vợ chồng được.  Thì cứ nghĩ xem, Rồng, nếu có, thì nó là loài thú có bốn chân.  Còn phụng là loài chim có hai cẳng.  Làm sao lại có thể đem một chị hai cẳng gả cho anh bốn chân được nhỉ ?  Cũng nên biết, Phụng/Phượng là chim mái. Còn “ đấng phu quân “ của Phượng là chim Loan. Chim Loan còn gọi là chim Hoàng ( Phụng cầu Hoàng là tên một làn điệu ca cổ ) .Chim Loan và chim Phụng cùng hót thì âm thanh nghe rất hay, dó là LOAN PHƯỢNG HÒA MINH. (  còn rồng thì không hót được đâu nhé ). Người xưa thường dùng câu này để chúc mừng đôi vợ chồng mới cưới .

      Có lần, cũng trong một đám cưới, một vị ý chừng là đại diện nhà trai,  nhìn thấy trên tường có câu : SẮT CẦM HẢO HIỆP để chúc mừng cô dâu chú rễ, ông nhếch mép cười ruồi rồi phán một câu : “ Viết thế mà cũng viết, SẮC màviết SẮT “.  Hình như là, mấy vị được người ta nhờ làm chủ hôn, thường có một căn bệnh chung là thích phô trương kiến thức ( vốn kèm nhèm ) của mình.  Ông đâu biết rằng, SẮT ở đây không phải là NHAN SẮC.  Sắt, Cầm là tên của hai loại đàn cổ, khi cùng hòa tấu tạo nên một âm thanh rất hay.

      Còn đây SONG HỶ



      Vừa ngồi vào bàn ăn, tay cầm ly rượu, ông lại nói, các vị có biết tại sao trong đám cưới luôn có chữ SONG HỶ  không ? Rồi cũng chẳng cần đợi câu trả lời, ông giải thích. Song là hai, Hỷ là vui.  Song hỷ là hai họ trái gái cùng vui. Một ông khác lại cho song hỷ có nghĩa là, cô dâu chú rễ cùng vui.  Cả hai ông đều giải thích lụi.  Thực ra, SONG HỶ  không phải là hai họ vui, cũng không phải là hai người vui, mà là HAI NIỀM VUI.

      Chuyện kể rằng :
      Xưa, có một chàng nho sinh trên đường lai kinh ứng thí ( có tài liệu viết, đó là Vương An Thạch – Trung quốc ), khi đi ngang qua Mã gia trang, thấy  trước cổng treo một cái đèn kéo quân rất lớn, bên cạnh là một vế đối :

      ĐĂNG TẨU MÃ, TẨU MÃ ĐĂNG, ĐĂNG TỨC MÃ ĐÌNH BỘ
Nghĩa là : Đèn kéo ngựa, ngựa kéo đèn, đèn tắt ngựa dừng chân.
      Ai đối được, trang chủ sẽ chọn  làm rễ.  À, thì ra đây là một vế đối chiêu phu.  Câu đối hay, lạ.  Chàng nhập tâm rồi để đó.  Vào trường thi, bài vở chàng làm thông suốt.  Đến khi nạp quyển, còn phải làm câu đối tại chỗ.  Nhìn thấy là cờ có thêu hình cọp bay phất phới,  quan chủ khảo bèn ra vế đối ;

      PHI KỲ HỔ, HỔ KỲ PHI, KỲ QUYỆN HỔ TÀNG THÂN
Nghìa là : Cờ bay cọp, cọp bay cờ, cờ cuộn cọp ẩn mình.
      Một vế đối khá hóc búa.  Chợt nhớ tới vế đối của Mã trang chủ, chàng đem ra ghép thừ.  Lạ chưa, một câu đối quá đạt đến mức “ chuẩn không cần chỉnh “.

      Khi về, ngang Mã gia trang, đèn còn đó, vế đối còn đó.  Chàng xin vào, rồi đem vế đối ở trường thi để đối lại với vế đối của trang chủ.:

       ĐĂNG TẨU MÃ, TẪU MÃ ĐĂNG, ĐĂNG TỨC MÃ ĐÌNH BỘ
       PHI KỲ HỔ, HỔ KỲ PHI, KỲ QUYỆN HỔ TÀNG THÂN

Hay tuyệt.  Trang chủ hết lòng mừng rỡ rồi chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành hôn lễ.  Trong ngày cưới, chàng nho sinh lại được tin đã thi đậu.  Niềm vui nối tiếp niềm vui.  Vừa đại dăng khoa ( thi đậu ) lại tiểu đăng khoa ( cưới vợ ). Chàng bèn viết hai chữ SONG HỶ treo trước phòng hoa chúc.  Song hỷ là thế đó…

      Và những BỰC MÌNH :

      Nhận được thiệp báo hỷ của bạn bè, bà con chòm xóm, không đi dự coi không được. Đi dự thì vướng phải lắm chuyện bực mình.  Điều gì làm bạn khó chịu nhất khi dự tiệc cưới? Nhiều lắm.  Trước nhất là nhạc.  Đám cưới giờ đây có cái bệnh mời thật đông, năm sáu trăm khách, thậm chí tám trăm, cả ngàn là chuyện thường..  Đông thì ồn như vỡ chợ . Thật vô phúc khi phải ngồi gần dàn nhạc hoặc gần cái ô-tà-lơ { haut-parleur – loa phóng thanh ). Tiếng nhạc mở hết cỡ như dùi đục đâm vào tai.  Xin lỗi, tôi có ông bạn, ông này dùng cụm từ hơi thô tuc, ông ấy gọi như thế là bị hiếp-dâm-lổ-tai .Tục thì có tục nhưng quá chính xác.  Bỡi, mình chỉ ngồi chịu trận, không làm sao tránh thoát, Ngồi cùng bàn, nói chuyện với nhau mà phải khoa tay múa chân chứ nói bình thường không tài nào nghe được. Lại còn hát nữa chứ. Đủ thể loại, từ Rap, Rock cho đến dân ca, tiền chiến, đỏ, vàng, hài hước, bi ai đêừ có tuốt.  Nghe phát khùng. Thứ đến là anh chàng/cô nàng MC. Hình như cô cậu MC nào cũng vậy, học thuộc lòng một mớ ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan đến đám cưới, đến vợ chồng , đem chắp nối, xào nấu rồi thao thao bất tuyệt một cách…vô hồn.  Có anh lại còn phát ngôn rất  thiếu văn hóa : “ Chú rễ hun cô dâu đi, một, hai, ba… hun đi. Không hun thì tui hun a! “.Trời đất, dẫn chương trình đám cưới mà cứ như hoạt náo viên trong vỡ tấu hài..  Phát ngôn  như thế có đập vào mồm cũng đáng.

      Đến chuyện ăn uống cũng bực mình không kém.  Ngồi vào bàn ăn, có nhiều người muốn chứng tỏ mình là người lịch thiệp, cứ gắp thức ăn bỏ vào chén người khác, không cần biết họ có dùng được, có thích món đó không.  Bạn không dùng được thịt gà vì dị ứng?  Ông bên cạnh vừa cho vào chén bạn một cái đùi gà đấy thôi.  Bạn sợ nhất là món mực tươi, vì mỗi khi dùng món này là có “ sự cố “ về tiêu hóa ?  Chị   ngồi kề vừa cho vào chén bạn non nữa chén.đó.  Bụng tức anh ách nhưng miệng lại phải cám ơn, cám ơn.  Lại có người vô tư dùng đũa của mình đang ăn, dang mút mà gắp thức ăn cho người khác mới đọa chứ.  Họ không biết, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác là điều nên tránh.  Vào bàn, mời nhau một tiếng là đủ rồi.  Chuyện ăn là thế, chuyện uống cũng chẳng khá hơn.  Hình như, có một số người nghĩ rằng, bỏ tiền ra đi ăn cưới thì phải cố giật lại cho hòa vốn.  Thức ăn, thức uống tràn lan, nửa trong nủa ngoài.  Ép nhau, nói cạnh nói  khóe nhau cứ như đang nhậu ngoài vĩa hè chứ không phải trong tiệc cưới.

      Ở trong một môi trường như thế, không bực mình mới là chuyện lạ.

Lamnguyen

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

TIẾU LIỆU PHÁP (III)

            TIẾU LIỆU PHÁP (I)

      TIẾU LIỆU PHÁP :  THĂM LÀNG DÙI CHIÊNG

       Cơ khổ không, bạn đang đau đầu vì xăng tăng giá. Bạn đang bực bội vì mới đầu mùa mưa mà phố đã thành sông. Bạn đang điên người vì nắng nóng, cúp điện mà giao thông lại đang ùn tắc. Thôi, nhắm mắt lại, hít thở một chút đi.  Tôi đang mang thuốc giải stress cho ban đây.

       Bài thuốc thứ ba :  THĂM LÀNG DÙI CHIÊNG  ( Vẫn là toa thuốc sưu tầm nâng cao.  Cách dùng : Ba chén sắc còn bảy phân. : Liều dùng không hạn chế . Có thể đọc trước khi ngủ thì  hiệu nghiệm hơn ).

       Nếu có một dịp nào đó, về thăm xứ Quãng.  Ban hãy ngược sông Thu, lên cho đến thượng nguồn, bạn sẽ gặp một ngôi làng có cái tên kỳ cuc, làng Dùi Chiêng.  Chà, cái tên nghe tượng hình quá xá.  Người ta đồ rằng, nơi hoang vu sơn cùng thủy tận này có nhiều ác thú, nên dân làng phải khua chiêng lên để xua đuổi.  Có lẽ thế.

       Gọi là làng nhưng thực ra chỉ có chừng hai mươi gia đình, toàn là dân  lang bạt kỳ hồ, thất cơ lở trận trôi dạt về đây.  Trong số này, nỗi bật nhất là gia đình ông Năm Trảo cùng ba thằng con trai.  Tên thật của ông là gì, không mấy ai biết. Năm trảo ( ngũ trảo ) chỉ là tên một thế võ bí hiểm mà ông  sở hữu, một thế võ mà chẳng mấy khi ông sử dụng, vì mỗi khi xuất chiêu này thì đối thủ chắc vong mạng.  Cả ba thằng con trai đều dược ông truyền dạy võ nghệ đến nơi đến chốn.

      Ở vùng này, tìm một con chó, con mèo rất khó, rất hiếm hoi. Còn muốn tìm cọp thì dễ như bỡn.  Giữa ban ngày gặp cọp cũng là chuyện thường.  Gia dình ông  Năm Trảo, ngoài việc nương rẫy, ông cùng các con chuyên đánh bắt, bẫy …cọp.  Ông làm bẫy kẹp, bẫy dây, bẫy hầm rất hiệu quả.    Ai cần mua cọp sống, cọp chết, da cọp, xương cọp, nanh cọp….. cứ đến nhà ông là có ngay.  Cọp là tiền.  Cọp mang lại cho gia đình ông rất nhiều tiền.  Có tiền, ông xây nhà.  Nhà lầu dàng hoàng.  Không phải một mà là bốn cái.  Một cho vợ chồng ông,  mỗi thằng con trai một cái riêng biệt.  Ông trở nên giàu nhờ cọp.

      Sinh ư nghệ, tử ư nghệ.  Không ngoa.  Một lần đi ăn giỗ về, chân nam đá chân chiêu.  Ông rùng mình cảm thấy như có ai đang nhìn mình.  Ông xoay ngoắc người lại.  Từ trong lùm cây, đôi mắt rực lửa đang nhìn ông như thôi miên.  Cọp trắng.  Một con cọp trắng ba chân.  Ông nhận ra con cọp này, cách đây hai năm, đã từng bị ông và ba thằng con trai vây đánh gẫy mất một chân.  Giờ nó tìm về chắc có ý định trả thù.
Mà thật tệ.  Ở rừng, thường thì mỗi khi đi đâu, nhất là đi một mình, ông đều mang theo vũ khí phòng thân nhưng hôm nay lại quên bén đi mới mệt chứ.  Lần trước, trong tay có dao quắm lại thêm sự trợ sức của ban thằng con. Lần này, tay không tấc sắt.  Mình ông mình cọp.  Nhưng ông đâu phải tay mơ.  Người và thú quần chiến. Cả hai cùng mang thương tích.  Ông chợt nghĩ, nếu con cọp này còn sống, từng người từng người trong gia dình ông và trong làng này sẽ lần lượt làm mồi cho nó. Cọp cũng nghĩ, nếu lần này ta không giết được lão già chó má này thì lần sau lão và ba thằng con sẽ xé xác ta.  Cả hai cùng nghĩ đến tuyệt chiêu.  Hai cái bóng lao vào nhau như cắt.  Một cảnh tượng kinh người,  năm ngón tay phài như năm cái dùi đục xuyện thủng đầu cọp.  Tay cọp cũng đã cắm phập vào ngực ông Năm.  Cọp chết.  Người cũng chết.

       Ngày đưa ma ông, có ông Tú già cùng làng đến viếng ông đôi câu đối.  Đối như thế này:
                    ÔNG VỀ CHÍN SUỐI THÔI BẮT CỌP
                    BỎ LẠI BA CON BỐN CÁI LẦU
        Thơ thế mới là thơ, đối thế mới là đối chứ!
        Bà Chúa thơ nôm có đội mồ sống dậy cũng phải ngã mũ kính chào.
                                  x   x
                                     x
        Chưa hết.
        Sinh thời, ông Năm tuy là một tay võ biền nhưng rất máu văn nghệ.  Năm nào cũng vậy, đến khi thu hoạch mùa vụ, ông lại thuê một số trai làng Bình Yên lên phụ giúp.  Khi thóc , ngô, khoai đã vào bồ, thế nào cũng tổ chức một đêm liên hoan có kèm văn nghệ theo kiểu cây nhà lá vườn.  Năm nay cũng vậy.  Sau khi ăn uống tưng bừng là đến phần góp vui văn nghệ. Ông nói, ai biết gì làm nấy.  Biết hát thì hát, không biết hát thì ngâm thơ,  đọc vè,kể chuyện vui cũng dược. Nhưng phải tham gia nhiệt tình nó mới vui, mới có khí thế.  Và rồi ông ép một chàng trai đen như củ súng lên trình diễn.  Tui không biết hát, tui ngâm thơ cũng không đặng, thôi tui xin phép đọc ngang ngang, rồi chàng cất giọng :

      Như tôi đây là kẻ qua đường,
      Nhưng cớ sao ông bắt tui kết nghĩa với mấy nường Dùi Chiêng
      Rồi mai này tôi trở lại Bình Yên
      Cô nàng ở lại có chiêng mà không dùi
      Tôi ra về mà lòng dạ bùi ngùi
      Đêm nằm tơ tưởng có dùi không chiêng
      Ôi, phải chi trai anh hùng gá nghĩa với gái thuyền quyên
      Có ta có bạn có chiêng có dùi…

Mấy cô gái bụm mặt cười hic hic. Mấy chàng  trai thích chí cười  hô hố.  Còn ông Năm cứ lắc lư cái đầu, miệng  hét tướng :  Đặng, đặng, đặng lắm…  

Lamnguyen
     

      

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Chuyện ngày xưa

Sáng nay , bổ trái đu đủ vàng ươm , ngồi vào bàn , lấy muỗng ra múc từng miếng bỏ vào miệng nhưng sao thấy lạt thếch - mới nhớ chuyện ngày xưa , cũng những trái đu đủ .
Nhớ những năm 80 , khi đó tôi cở lớp 9- lớp 10 , những năm đó , tình hình chung những năm sau giải phóng - người ta thường gọi là thời "bao cấp" - hầu như nhà ai cũng khó khăn- ba má tôi ngoài chuyện làm nhà nước còn phải làm thêm ở nhà bằng nghề "tay trái " : gói bánh chưng , bánh tét , bánh ú để bỏ mối ( do đó về khoản gói bánh chưng bánh tét ngày Tết bây giờ , tôi cũng thuộc hàng cao thủ ) . Con nít thời đó không sung sương như bây giờ , như tôi , sáng trên trường , chiều trên rừng để đi củi về nấu .
Thường thì chúng  tôi, một đám trẻ 15-16 tuổi rủ nhau 1 nhóm cùng đi , hiếm khi tôi đi một mình - quảng đường lên núi khá xa  phải 4 ngọn đồi dốc cao 40-45 độ , tất nhiên đi bộ bằng chân đất chứ đi lên núi mà mang giày thì quá xa xỉ , làm gì có chuyên màng giày mà đi .  Sau khi mỗi thằng  chặt được một cây vừa tầm thì vác ra một khoảng đất bằng phẳng trên đỉnh núi - sau đó tụm năm tum bảy nghĩ ra đủ trò - Khoái nhất là đi ăn trộm hoa quả của vườn ông Tám gần đó .
Ở quê tôi , người ta làm vườn làm rẫy trên núi là chuyện bình thường .
Năm bảy thằng , một số thì làm "cảnh giới " vì ông Tám cầm cuốc đứng ngay gần đó , 2 -3 thằng còn lại , trong đó có tôi thì lăn -lê-bò trườn , thâm nhập vào vườn của ông , gần đó có cây đủ đủ vừa ra trái , chưa đủ chín , mới hơi "hườm hườm " thôi , hái được 1-2 trái , sau đó trờ về vị trí , dùng búa bổ củi chẻ ra , đu đủ xanh lè nhưng ăn sao nó ngọt lịm -Đúng  là của ăn trôm ngon thiệt . Ngoài đu dủ thì vườn ông Tám còn có mít , mía ... , nói chung món nào cũng ngon vì là của ăn trộm mà .
Ăn xong chúng tôi có đủ trò quái                                                                                                                                          quỉ , tất nhiên không thiếu màn  so sánh như thế này heheee .
Có những khi , tối mịt mới về tới nhà để cả nhà lo lắng  , đợi  chờ .
Ba tôi hay làm thơ -Những ngày hai anh em tôi đi lấy củi trên núi , ba tôi làm bài thơ này tặng  em tôi , khi đó thằng em tôi chừng 9-10 tuổi , thỉnh thoảng tôi mới dắt nó đi theo .

Cùng anh lên non lấy củi 
Chiều nay ta lên non
Cùng anh đi lấy củi
Con đường xa vời vợi
Trên cành chin veo von

             Trời cao mây trắng  bay
             Bướm vàng nghiêng đôi cánh
             Im im chiều cô quạnh
             Nghe chừng như ngất ngây

Vung tay rìu nhanh nhanh
Cây chuyển mình gục đỏ
Ta nghe cây than thở
Rừng xanh ơi rừng xanh

           Nhà ai khói lên rồi
           Quyện tròn như dải lụa
           Mẹ chờ bên song cửa
           Anh ơi ! Về đi thôi

(Nhớ một thời lên núi làm lâm tặc - thỉnh thoảng nổi lửa đốt rừng chơi)